Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Thủ tướng dự họp thượng đỉnh trực tuyến G20 ứng phó COVID-19

27/03/2020 10:55

Kinhte&Xahoi Tối 26/3 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự hội nghị trực tuyến đặc biệt với các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), nhằm thúc đẩy phối hợp toàn cầu ứng phó với dịch COVID-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến G20 ứng phó COVID-19. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Tham dự Hội nghị trực tuyến có lãnh đạo cấp cao các nước thành viên G20 và các nước khách mời, cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)…

Tuần trước, Saudi Arabia đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tổ chức hội nghị trực tuyến khi mà hiện nay diễn biến nhanh của dịch COVID-19 đang đặt ra vấn đề G20 phải có những động thái phản ứng nhanh. Do đó, việc Saudi Arabia tổ chức họp Thượng đỉnh trực tuyến G20 nhằm truyền thông điệp cao nhất của G20 về phối hợp ứng phó với dịch COVID-19. Nhà Vua Salman của Arab Saudi chủ trì cuộc họp trực tuyến.

Cuộc họp của G20 diễn ra trong bối cảnh COVID-19 đang gây ra cuộc khủng hoảng khắp toàn cầu, khiến hơn 470.000 người nhiễm, hơn 21.000 người chết và hơn 3 tỷ người bị phong tỏa tại nhà để ngăn virus lây lan. Các chuyên gia nhận định hậu quả của COVID-19 với nền kinh tế toàn cầu có thể lớn hơn khủng hoảng năm 2008.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu 

Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của G20 trên cương vị chủ tịch ASEAN 2020 nhằm khẳng định trách nhiệm, đóng góp của ASEAN và Việt Nam vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong chống dịch COVID-19.Giới chuyên gia cho rằng, thế giới hiện nay rất khác so với năm 2008 và nó đang phải đối mặt với một cú sốc lớn. Tiềm lực kinh tế vĩ mô hạn chế là rất đáng lo ngại, nhưng mối quan ngại lớn nhất có lẽ là sự suy giảm trong hợp tác quốc tế. Việc đẩy lùi COVID-19 chỉ có thể đạt được thành công khi nước yếu nhất cũng khống chế được dịch này. Đơn cử nếu Đức có thể chiến thắng COVID-19, nhưng nếu Italy không thể, thì dịch bệnh này cũng sẽ sớm quay lại. Do đó, hợp tác toàn cầu là rất quan trọng. Đây cũng là lý do mà G20 ra đời. Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng hiện là thời điểm các nhà lãnh đạo của tổ chức này đứng lên để cùng đối phó với thách thức.

Ngay từ khi dịch bệnh mới bùng phát ở Vũ Hán từ cuối tháng 12/2019, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới triển khai ngay các giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt để kiểm soát được dịch bệnh xâm nhập.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu. 

Năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản dự Thượng đỉnh G20 lần thứ 14, là một trong 8 nước khách mời của nước chủ nhà. Việt Nam lần đầu tiên tham gia G20 năm 2010 ở Toronto, Canada, với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm đó.G20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn, gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Italy, Canada. Diễn đàn thành lập vào tháng 9/1999, hiện chiếm hơn 90% nền kinh tế thế giới.

Năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản dự Thượng đỉnh G20 lần thứ 14, là một trong 8 nước khách mời của nước chủ nhà. Việt Nam lần đầu tiên tham gia G20 năm 2010 ở Toronto, Canada, với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm đó.

Một số tổ chức, chuyên gia cho rằng có một cơn bão sắp xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu. Hầu hết các cuộc suy thoái đều xuất phát từ cú sốc cầu, cú sốc cung hoặc cú sốc tài chính và COVID-19 có lẽ hội tụ cả ba cú sốc này. Trên thực tế, cú sốc cầu khi dịch COVID-19 đang "hoành hành" khá rõ ràng khi số lượng lớn người dân bị cách ly, hay hạn chế đi lại. Giới phân tích dự báo, sẽ có một sự sụt giảm lớn trong Quý II/2020, từ 5-10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Cú sốc cung cũng tương tự. Do đó, để có thể mang lại hiệu quả, G20 cần hành động đồng thời trên cả 3 mặt trận để đem lại hiệu quả.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo VGP/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/thu-tuong-du-hop-thuong-dinh-truc-tuyen-g20-ung-pho-covid-19-d120294.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com