Bộ GD-ĐT “siết” dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô tô

19/08/2019 15:10

Kinhte&Xahoi Sau sự cố Gateway, Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi Giám đốc các Sở GD-ĐT về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô.

Công văn nêu rõ, để đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô do nhà trường tổ chức, Bộ GD - ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng và các quy định của pháp luật về an toàn giao thông cho giáo viên, học sinh; trong đó lưu ý các quy định về an toàn khi ngồi trên xe ô tô, kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố, kỹ năng xử lý tình huống nguy hiểm khi không có người trợ giúp (cách mở cửa lên/xuống xe; bấm còi gây sự chú ý cho người xung quanh, phát tín hiệu cấp cứu bằng âm thanh, ánh sáng, ký hiệu; sử dụng búa phá kính thoát hiểm trên xe...).

Nhà trường phải phân công giáo viên hoặc nhân viên có kinh nghiệm đã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông tham gia đưa đón học sinh bằng xe ô tô; chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra danh sách học sinh, đảm bảo trật tự, vệ sinh và hướng dẫn, nhắc nhở học sinh thực hiện các quy định, kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe, khi lên, xuống xe ô tô; bàn giao học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của lái xe.

Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phối hợp quản lý học sinh, thông báo kịp thời cho gia đình khi học sinh vắng mặt chưa rõ lý do. Hiệu trưởng (hoặc người đại diện pháp luật của trường) chịu trách nhiệm trước pháp luật, gia đình học sinh về toàn bộ hoạt động đưa đón học sinh của nhà trường, về sự an toàn của học sinh.

Thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình trong việc kiểm tra, giám sát về chất lượng dịch vụ, về trách nhiệm của giáo viên, nhân viên đưa đón học sinh để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh nhằm đảm bảo an toàn đối với học sinh.

Thiết lập kênh thông tin tiếp nhận ý kiến phản ảnh của cha mẹ học sinh về chất lượng dịch vụ đưa, đón học sinh, kịp thời xử lý và thông báo để cha mẹ học sinh biết, giám sát.

Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án tổ chức giao thông khu vực xung quanh trường học, đặc biệt là khu vực cổng trường, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh. Bộ GD-ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD-ĐT nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung tại Công văn này và báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 30/9/2019.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đừng để người Việt tự hào hàng Việt… “gốc” ngoại

Điện thoại thông minh SAMSUNG, bột giặt OMO hay sữa tắm DOVE… đều được sản xuất ở Việt Nam, nhưng nó là sản phẩm của những tập đoàn đa quốc gia. Liệu người Việt có thể tự hào gọi đó là “hàng Việt Nam”? Điều này đòi hỏi Bộ Công Thương phải tính toán kỹ trước khi công bố chính thức Thông tư quy định về hàng Việt trong thời gian sắp tới.

Đội trưởng Đội QLTT số 16: “Các đơn vị kinh doanh nói hàng xách tay, là chiêu trò để đánh lừa người mua”

Theo ông Nguyễn Sĩ Bình, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 16 Quận Long Biên cho biết, vì lợi nhuận các đơn vị kinh doanh này vẫn luôn lén lút buôn bán. Những đơn vị kinh doanh này nói là hàng xách tay, nhưng thực ra đây cũng chính là những lời nói, chiêu trò để đánh lừa người mua tin rằng đây là những mặt hàng chất lượng tốt, giá thành rẻ.

Nguồn: Pháp luật Plus