Đưa bảo tàng lên không gian mạng

21/11/2021 09:39

Kinhte&Xahoi Bảo tảng phải thay đổi để thích ứng theo thời đại, đổi mới cách thức, trưng bày để thu hút khách tham quan qua hình thức online đang là xu hướng mới.

Với công nghệ số hóa hiện nay, qua nền tảng internet mọi thứ có thể được chuyển đổi thành số hóa. Bảo tàng cũng không nằm ngoài sự chuyển dịch đó.  

Thay vì phải đến tận bảo tàng để tham quan thực tế, giờ đây bảo tàng có thể tạo không gian trưng bày theo hình thức số hóa. Qua đó, có thể kết nối và quảng bá những hiện vật, đặc biệt cả những bộ sưu tập rất ít khi được trưng bày.

Bảo tàng Nghệ thuật Khoa học - một trong những bảo tàng tiên phong trong áp dụng công nghệ mới.

Trên thế giới cũng như Việt Nam đang có những thay đổi đáng kể trong việc áp dụng đưa bảo tàng lên không gian mạng, để thích ứng với xu thế phát triển của kỷ nguyên công nghệ.

Trên thế giới, nhiều bảo tàng đã áp dụng thành công và mang lạo những kết quả lớn. Tại bảo tàng Staedel.Frankfurt đã số hóa được gần 25.000 hiện vật, xây dựng được trên 100 bộ phim kỹ thuật số phát trên mạng xã hội, thu hút hàng trăm ngàn lượt người truy cập, theo dõi.

Nhờ những ứng dụng hiện đại này, số người đến tham quan, nghiên cứu tại đây đã lên tới trên 1 triệu lượt người/năm, tăng gấp hơn 2 lần so với khi chỉ thực hiện phương pháp truyền thống.

Viện Malacca (Malaysia) có mạng lưới với hơn 24 bảo tàng, 12 phòng, đang trưng bày trên 26.000 hiện vật. Để thu hút khách đến tham quan, họ sử dụng công nghệ tra cứu trên mỗi hiện vật giúp công chúng có thể tra cứu thông tin nhanh chóng, dễ dàng dù ở bất cứ nơi đâu, thời gian nào.

Quá trình lịch sử hình thành phát triển tiền tệ sẽ được số hóa trong bảo tàng số.

Tháng 1/2019, phòng tranh mỹ thuật Freer và phòng tranh Arthur M.Sackler của Viện Smithsonian đã công bố bộ sưu tập trực tuyến với hơn 40.000 hiện vật (nhiều hiện vật thậm chí chưa từng được công bố).

Tháng 5/2019, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York cũng thông báo, họ cũng đã số hóa xong hơn 400.000 tác phẩm chất lượng cao.

Cùng thời gian này, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên New York đã đăng tải hơn 7.000 tác phẩm của mình lên mạng, là một phần của dự án số hóa lớn được khởi động từ năm 2006.

Bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc đã số hóa xong phần lớn hiện vật của mình tại Việt Nam. Việc số hóa điểm di tích, tương tác 3D đầu tiên đã được ứng dụng để giới thiệu chuyên đề “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” và “Đèn cổ Việt Nam” từ năm 2013.

Bước đầu hoàn thành số hóa 14 bảo vật quốc gia và sẽ tiếp tục số hóa dần những hiện vật theo phương thức chuyên đề và thường trực. Với những kết quả ghi nhận chứng tỏ “bảo tàng số” ngày càng trở nên cần thiết. Sự tương tác giữa hiện vật tại bảo tàng và khách tham quan ở mọi nơi trên thế giới thông qua công nghệ số chẳng còn xa lạ.

Bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc đã số hóa xong phần lớn hiện vật của mình.

Tại Việt Nam, Bảo tàng Nghệ thuật Khoa học là một trong những bảo tàng tiên phong trong áp dụng công nghệ mới. Qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc số hóa và trưng bày, bảo tàng đã thu hút nhiều khách tham quan, các hiện vật được thể hiện sinh động qua màn hình.

Chúng ta hiện có 147 bảo tàng, trong đó 36 bảo tàng của các Bộ, ngành; 83 bảo tàng ở tỉnh, thành phố; 4 bảo tàng do Bộ VHTT&DL quản lý. Để có thêm nhiều bảo tàng thành công như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Việt Nam đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển bảo tàng từ năm 2005-2020 đề phù hợp với xu thế hội nhập trên thế giới.

Quy hoạch này nhằm chỉnh lý, nâng cấp các bảo tàng đã có theo hướng bảo tàng không chỉ là kho lưu trữ hiện vật mà còn phải hướng đến cộng đồng, phục vụ cộng đồng; phát triển loại hình bảo tàng khoa học kỹ thuật và lịch sử tự nhiên; tạo dựng khung pháp lý năng động cho bảo tàng ngoài công lập phát triển.

Hùng Tâm - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuối năm, không để thiếu hàng, sốt giá

Nhằm bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán sắp tới, ngành Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp đang tăng cường dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, không để xảy ra khan hàng, tăng giá đột biến.

Cận Tết Nguyên đán, TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác chống hàng giả

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang đẩy mạnh hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại những tháng cuối năm 2021, cận Tết Nguyên đán 2022. Trong đó, các đội QLTT sẽ tăng cường giám sát trực tuyến, lập danh sách và phân loại các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/dua-bao-tang-len-khong-gian-mang-d171111.html