Giá vàng hôm nay 13/5: Chứng khoán khởi sắc, giá vàng hạ nhiệt

13/05/2020 06:52

Kinhte&Xahoi Tình hình dịch bệnh đã bớt u ám với nhiều tâm dịch tại Pháp, Ý, Đức... khiến giới đầu tư tìm đến với các loại tài sản rủi ro thay vì vàng.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Kitco News)

Hiện giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:

Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,10 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức giá trên tăng 100.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 47,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,13 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức giá trên tăng 40.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và giảm 40.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 47,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,37 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức giá trên tăng 150.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

Tại thị trường thế giới, giá vàng đang được giao dịch tại ngưỡng 1.702,3 USD/ounce (Theo Kitco News). Mức giá này tương đương khoảng 48,1 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.

Giá vàng thế giới trở lại ngưỡng 1.700 USD/ounce bất chấp chứng khoán châu Á khởi sắc. Giới đầu tư lo ngại về khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể áp dụng lãi suất âm trong thời gian tới và lo ngại về một làn sóng dịch Covid-19 mới.

Tình hình dịch bệnh đã bớt u ám với nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Mỹ… đã chứng kiến tỷ lệ tử vong tiếp tục giảm. Thay vì mua vàng, giới đầu tư tìm đến với các loại tài sản rủi ro trong đó có chứng khoán.

Chứng khoán Nhật tăng lên mức cao nhất 2 tháng sau khi chính phủ nước này cho biết có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn quốc sớm hơn thời hạn đề ra trước đó là vào ngày 31/5 ở các khu vực ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tuy nhiên, các quốc gia đã lựa chọn phương án nới lỏng giãn cách xã hội cũng đang thực hiện các biện pháp thận trọng trước nguy cơ về một làn sóng lây nhiễm thứ hai. Do đó, sự khởi sắc trở lại của thị trường chưa thể lập tức xuất hiện sau giãn cách xã hội, khiến nhu cầu đầu tư vào vàng vẫn là rất lớn. 

Ngoài ra, các nền nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 trong năm nay.

Đức được dự báo tăng trưởng âm 6,5% trong năm 2020, trong khi Italy suy giảm tới 9,5% trong năm nay. Đây là mức suy giảm kinh tế tồi tệ thứ 2 ở khu vực đồng Euro, chỉ sau Hy Lạp với GDP được ước giảm 9,7%.

Theo các chuyên gia, tăng trưởng kinh tế yếu tại hầu hết các quốc gia cũng đang hỗ trợ cho đồng USD, qua đó hạn chế đà tăng của giá vàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương: Thúc đẩy tiêu dùng nội địa

Những năm gần đây, Hà Nội trở thành “điểm đến” của các loại hàng hóa - đặc biệt là nông sản của nhiều tỉnh, thành phố, nhờ hoạt động kết nối tiêu thụ, quảng bá sản phẩm. Để tiếp tục khơi thông giao thương hàng hóa, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, vẫn cần nâng cao hơn nữa chất lượng, tính an toàn, tiêu chuẩn đóng gói, bao bì…, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hơn 10 triệu người trên địa bàn Thủ đô.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/gia-vang-hom-nay-13-5-chung-khoan-khoi-sac-gia-vang-ha-nhiet-d124317.html