Lào Cai: Xử phạt công ty Apatit Tam Đỉnh 510 triệu đồng

09/01/2019 15:01

Kinhte&Xahoi Công ty Apatit Tam Đỉnh bị xử phạt vì có hành vi vi phạm hành chính, không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Theo đó, UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-XPVPHC với nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với Công ty Cổ phần Đầu tư Apatit Tam Đỉnh Lào Cai (Số 182, đường Hoàng Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) với mức phạt phạt 510 triệu đồng.

Cụ thể, công Apatit Tam Đỉnh đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính, trong năm 2017, công ty khai thác quặng I vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 25% đến dưới 50%.

Gần đây nhiều công ty khai thác khoáng sản tại Lào Cai bị xử phạt vì vi phạm các quy định pháp luật.

 

Không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành theo quy định. Thực hiện không đúng, không đầy đủ về thông số, vị trí, tần suất giám sát đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương của Bộ TN&MT, cụ thể không giám sát bồi lắng tại suối Ngòi Nhù, suối Khe Lếch; sạt lở bãi thải, giám sát dịch động bãi thải.

UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Apatit Tam Đỉnh Lào Cai xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định và yêu cầu công ty nghiêm túc thực hiện. Nếu sau 10 ngày công ty không thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Đồng thời, giao Sở TN&MT Lào Cai kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện. Các cơ quan chức năng như UBND huyện Văn Bàn, xã Sơn Thủy và xã Chiềng Ken cùng theo dõi giám sát và thực hiện.

Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư Apatit Tam Đỉnh Lào Cai (số 182, đường Hoàng Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai), do ông Trần Việt Dũng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Công ty hoạt động khai thác quặng Apatit theo giấy phép khai thác khoáng sản số 2853/GP-BTNMT ngày 05/11/2015 của Bộ TN&MT.                       

 

Theo Phapluatplus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vụ 14.000 mỹ phẩm, TPCN không rõ nguồn gốc: 12 tháng rồi còn phải chờ đến bao giờ?

Vụ bắt giữ hơn 14.000 mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là hàng giả và giả mạo nguồn gốc xuất xứ được đánh giá có dấu hiệu hình sự. Sự việc đã kéo dài hơn 1 năm nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Cơ quan quản lý thị trường đốc thúc, báo chí liên tục phản ánh. Nhưng cơ quan công an và Viện kiểm sát vẫn chưa công bố kết quả xử lý cuối cùng của vụ việc.