Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Bảo vệ tối đa người dân thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 trên địa bàn Hà Nội

18/02/2022 15:13

Kinhte&Xahoi UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 17-2-2022 quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quản lý sức khỏe người dân thuộc nhóm nguy cơ

Mục đích kế hoạch nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, của người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Kế hoạch yêu cầu huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành tham gia triển khai thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ và sử dụng mọi nguồn lực để quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19; thực hiện tốt công tác truyền thông để mọi người dân, đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 phối hợp với cơ quan, đơn vị thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.

Kế hoạch nêu rõ, thành phố sẽ cập nhật danh sách và quản lý sức khỏe người dân thuộc nhóm nguy cơ. Trong đó, người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm: Người có bệnh nền có nguy cơ cao (có danh mục bệnh nền có nguy cơ cao kèm theo), người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19.

UBND thành phố yêu cầu tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ và phê duyệt danh sách nhóm nguy cơ mắc Covid-19 trên địa bàn phụ trách.

Trong đó điều tra xác định các yếu tố: Tình trạng bệnh nền đang được điều trị; tình trạng sức khỏe (khả năng tự đi lại, tự chăm sóc bản thân); tình trạng sống chung (sống một mình, sống chung); nhu cầu hỗ trợ (chăm sóc, điều trị bệnh nền, thuốc, nhu cầu khác). Thành phố áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử, phần mềm quản lý F0 để quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe, tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Tổ chức các tổ Covid-19 cộng đồng, tổ chăm sóc người mắc Covid-19 lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao; tổ chức quản lý và theo dõi sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ.

Tiêm chủng, xét nghiệm tầm soát nhóm nguy cơ

Thành phố cũng tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức tiêm lưu động tại nhà cho những người không di chuyển được; tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều; rà soát và tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.

Triển khai xét nghiệm tầm soát phát hiện F0 đối với người thuộc nhóm nguy cơ. Cụ thể, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời; khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.

Tổ chức truyền thông, tư vấn về phòng, chống Covid-19 cho nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Truyền thông để người dân thuộc nhóm nguy cơ biết cách tự theo dõi sức khỏe; thực hiện tốt thông điệp “5K”, đặc biệt là đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế tập trung và đến nơi tập trung đông người; thực hiện khai báo y tế. Thông tin đầy đủ về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19; thuyết phục, động viên người thuộc nhóm nguy cơ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều để khẩn trương tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Về chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ, thành phố yêu cầu hỗ trợ người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện mắc bệnh. Xem xét cho người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao cách ly, theo dõi tại nhà hay tại cơ sở điều trị có thể được xem xét dựa trên cơ sở: Tình trạng, mức độ bệnh; điều kiện chăm sóc, điều trị tại nhà; sự hỗ trợ của cán bộ y tế; nguyện vọng của người mắc Covid-19 hay gia đình.

Hướng dẫn hỗ trợ người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ

Khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị Covid-19 theo quy định.  

Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị; cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc Covid-19. Tổ chức tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe cho người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao và người sống chung, người cùng gia đình.

Hướng dẫn, hỗ trợ người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ và người chăm sóc cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà; cung cấp kiến thức về vệ sinh và dinh dưỡng. Hỗ trợ người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí các tác dụng phụ nhẹ của các thuốc điều trị. Hỗ trợ và động viên tinh thần cho người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình.

Kế hoạch cũng đặt ra giải pháp chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ. Cụ thể, tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly bảo đảm việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc Covid-19. Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ. Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...) để quản lý điều trị kịp thời.  

Về quản lý bệnh không lây nhiễm, thành phố yêu cầu tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...) để quản lý điều trị kịp thời. Quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ ăn uống, vận động thể lực, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.

Chuẩn bị sẵn sàng trong mọi tình huống

UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức khảo sát và lập danh sách các hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, bao gồm: Người có bệnh nền có nguy cơ cao, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 ở người từ 18 tuổi trở lên, báo cáo về ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thị xã; hoàn thành việc thu thập thông tin của người thuộc nhóm nguy cơ trước ngày 25-2-2022 gửi về Sở Y tế để tổng hợp.

Các địa phương căn cứ vào danh sách người thuộc nhóm nguy cơ trên địa bàn để dự trù số lượng xét nghiệm test nhanh kháng nguyên, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức mua sắm test nhanh kháng nguyên để thực hiện xét nghiệm tầm soát. Tổ chức triển khai thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đối với những người thuộc nhóm nguy cơ theo danh sách trên địa bàn theo hướng dẫn của ngành y tế; khuyến khích thành viên các hộ gia đình làm xét nghiệm nhanh cho người thuộc nhóm nguy cơ; trường hợp không tự làm xét nghiệm được, giao trạm y tế, trạm Y tế lưu động, tổ theo dõi chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng thực hiện xét nghiệm cho người thuộc nhóm nguy cơ. 

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các tổ Covid-19 cộng đồng, tổ theo dõi chăm sóc người mắc Covid-19 lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao, thực hiện theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người nguy cơ cao và gia đình, hỗ trợ thực hiện công tác xét nghiệm, cấp phát thuốc, chuyển tuyến, tiêm vắc xin. Chỉ đạo tổ chức thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng trên.

Đối với người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều: Thuyết phục và nhanh chóng hướng dẫn đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm vắc xin an toàn. Trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ không thể di chuyển tới điểm tiêm thì tổ chức các đội tiêm lưu động để tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại nhà. Thời gian hoàn thành tiêm vắc xin cho người thuộc nhóm nguy cơ trước ngày 28-2-2022.

Sở Y tế được giao bảo đảm thuốc, sinh phẩm, vắc xin phòng Covid-19 để thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng trên theo kế hoạch của UBND các quận, huyện, thị xã. Xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông cho đối tượng đích là những người thuộc nhóm nguy cơ, người thân hoặc người chăm sóc cho người thuộc nhóm nguy cơ. Nội dung truyền thông tập trung vào hướng dẫn những biện pháp bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ không bị lây nhiễm Covid-19; truyền thông về lợi ích của việc tiêm vắc xin; hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 để được chẩn đoán và điều trị sớm…

UBND thành phố cũng giao Sở Y tế hướng dẫn chuyên môn cho các quận, huyện, thị xã về công tác tiêm vắc xin, sử dụng thuốc kháng vi rút để cấp phát thuốc kịp thời ngay sau khi xác định có kết quả xét nghiệm dương tính, cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà, công tác vệ sinh và dinh dưỡng. Đồng thời thực hiện phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...) để quản lý, chăm sóc, đảm bảo cung cấp thuốc kịp thời cho các người mắc các bệnh không lây nhiễm theo quy định của Bộ Y tế. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, mạng lưới thầy thuốc đồng hành để quản lý, theo dõi, tư vấn, hỗ trợ cho người mắc Covid-19 trên hệ thống phần mềm quản lý F0, tổng đài 1022; phát hiện sớm, kịp thời các ca bệnh có diễn biến bất thường, diễn biến nặng, chuyển tuyến kịp thời.

Sở cũng theo dõi diễn biến và tổng hợp xu hướng các ca bệnh mắc Covid-19 chuyển nặng, tỷ lệ bệnh nhân nặng, tỷ lệ bệnh nhân nguy kịch để sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị y tế tại các bệnh viện thuộc các tầng điều trị nhanh chóng tiếp nhận người bệnh, chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống có 100-500 ca bệnh nặng/ngày.

Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến. 

 Tiến Thành - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội có số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh: Thích ứng linh hoạt, nhưng không chủ quan

Những ngày qua, số ca nhiễm Covid-19 (F0) trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng mạnh với gần 4.000 F0/ngày. Điều này khiến người dân không khỏi lo ngại, nhất là khi học sinh, sinh viên từng bước trở lại trường học. Trước diễn biến phức tạp này, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương cần chủ động thích ứng linh hoạt nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

Phát huy truyền thống, tân binh Hoàn Kiếm quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Thay mặt 68 thanh niên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên đường nhập ngũ năm 2022, phát biểu tại lễ giao quân, tân binh Dương Công Minh cho biết: “Thực hiện nghĩa vụ quân sự là niềm vinh dự, tự hào của mỗi thanh niên. Chúng tôi xin hứa sẽ ra sức học tập, rèn luyện để xứng đáng với truyền thống của Liên khu 1 anh hùng”.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1025048/bao-ve-toi-da-nguoi-dan-thuoc-nhom-nguy-co-mac-covid-19-tren-dia-ban-ha-noi

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com