Bất động sản “bật dậy” sau thời gian dài bị kìm nén

12/05/2020 16:54

Kinhte&Xahoi Nhiều chuyên gia nhận định, trong thời gian tới thị trường bất động sản (BĐS) sẽ là ngành nhanh chóng “bật dậy” sau thời gian dài bị kìm nén bởi dịch Covid-19.

Điểm sáng kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô... Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam có rất nhiều “điểm sáng” để kích thích khả năng phục hồi hậu Covid-19.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ, thấp nhất từ năm 2011 tới nay. Tuy nhiên, đây lại là “điểm sáng” của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu (EU) đang chứng kiến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức tăng trưởng âm trong quý vừa qua.

BĐS sẽ là ngành nhanh chóng bật dậy sau đại dịch Covid-19.

Phần lớn doanh nghiệp Việt là nhỏ và vừa, có sức sống khá bền bỉ, sức bật lên cũng nhanh hơn. Như các dịch bệnh trước đây hay khủng hoảng 2008, các doanh nghiệp Việt có khả năng thích ứng và phát triển tốt. 

Doanh nghiệp Việt cũng có thể tận dụng được những thời cơ như CPTPP, EVFTA tới đây, mở ra đại lộ xuất khẩu mới sang EU. Dù dịch bệnh bùng phát, nhu cầu tiêu dùng của các nước này giảm sút nhưng vẫn rất khả quan.

Thêm vào đó, việc xuất nhập khẩu có giảm nhưng mức giảm không đáng kể. Xuất khẩu tăng trưởng 0,7%, nhập khẩu giảm 1,9%, nên mặc dù tổng xuất nhập khẩu giảm nhưng chiều xuất khẩu lại vẫn tăng. Hiện tại, đầu tư tư nhân chiếm 46% và có tốc độ tăng trưởng 5,2% - mức tăng rất tốt trong bối cảnh dịch bệnh. 

Các gói hỗ trợ của Chính phủ vừa qua rất kịp thời. Gói hỗ trợ 285.000 tỷ đồng của các ngân hàng, giảm lãi suất, hoãn nợ, giãn nợ đang giúp doanh nghiệp yên tâm sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh, không bị phạt nợ quá hạn, không bị nợ xấu.

Gói hỗ trợ 180.000 tỷ đồng của giãn nợ thuế, miễn thuế đất cũng khiến doanh nghiệp cũng có được một lượng tài chính ngay trong tài khoản để hoạt động. Việc giảm nhiều loại chi phí, lệ phí cũng khiến doanh nghiệp giảm được chi phí để chiến đấu với dịch. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tính đến gói 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ chính sách, hộ nghèo, người lao động mất việc. Việc đưa ra các gói hỗ trợ là giải pháp kịp thời giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động trong khủng hoảng, tăng sức đề kháng cho nền kinh tế.

Khả năng “bật dậy” của kinh tế được khẳng định khi Việt Nam là một điểm đến ưa thích đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là đã có hơn 12 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư được thu hút riêng trong 4 tháng đầu năm 2020.

Các phiên mở bán sản phẩm mới luôn thu hút đông đảo khách hàng tới tham dự.

Một số chuyên gia khẳng định, nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn các quốc gia Đông Nam Á khác vào năm 2021. Đặc biệt, nếu các nước như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt tái dịch chuyển các chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới 2020 công bố cuối tháng 4, IMF nhận định, Việt Nam “là quốc gia có triển vọng tăng trưởng tốt nhất trong ASEAN”. Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cũng khẳng định, Việt Nam đã chống chịu tốt hơn ở phương diện kinh tế đối ngoại và kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại.

Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt mức 4,8% do tác động của dịch Covid-19 và sự suy giảm thương mại toàn cầu.

“Chiếc lò xo” bị nén đã sẵn sàng “bật dậy”

BĐS là ngành chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đặc biệt là các phân khúc nghỉ dưỡng, lưu trú, cho thuê, văn phòng…Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng, thị trường BĐS có khả năng phục hồi rất nhanh bởi thị trường BĐS như chiếc lò xo bị nén, càng bị nén thì chỉ cần Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc về quy trình thủ tục hành chính và khai thông nguồn vốn tín dụng, thì sẽ bùng lên mạnh mẽ, tạo nên “cú hích” cho nền kinh tế.

Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ về thuế, gia hạn về thuế, ưu đãi tiền thuê đất, tín dụng, lãi suất các ngân hàng cũng giảm mạnh… Tại hội nghị trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra ngày 9/5 vừa qua, Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị, đề xuất một loạt giải pháp nhằm phục hồi thị trường BĐS.

Một số hình ảnh tại dự án Cát Tường Phú Hưng 2.

Ngay khi nới lỏng giãn cách xã hội cùng những tín hiệu khởi sắc từ sự phục hồi kinh tế, BĐS đã có dấu hiệu sôi động, mối quan tâm của người mua đã bắt đầu trở lại đặc biệt tại các thị trường vệ tinh nơi chiếm đa số nguồn cung trong năm 2020. Theo thông tin ghi nhận, khu vực Đông Nam Bộ, những tuần gần đây cũng ghi nhận hiện tượng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm những khu vực có tiềm năng tăng giá để đầu tư.

Đơn cử, dự án Cát Tường Phú Hưng 2 tại TP Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) vừa chào bán những căn shophouse có vị trí đẹp nhất khu đô thị đầu tháng 5 vừa qua đã ghi nhận phản ứng rất tích cực từ thị trường. Được biết, hiện 100% sản phẩm đã có giấy CNQSDĐ và đặc biệt đã hoàn thành hơn 85% hạ tầng nên rất được nhà đầu tư ưu ái.

Theo thông tin từ chủ đầu tư, hiện tại khách hàng chỉ cần thanh toán trước 40%, khoảng từ 990 triệu đồng có thể nhận nhà ở và kinh doanh ngay. Phần còn lại được chủ đầu tư hỗ trợ thanh toán 0% lãi suất đến 48 tháng. Đây là cơ hội hấp dẫn mà bất kỳ nhà đầu tư nhạy bén nào cũng đều không muốn bỏ lỡ.

Lý giải về mức độ quan tâm của dự án, nhiều nhà đầu tư cho biết, sau tác động của dịch Covid, nhu cầu cấp bách là tìm kênh tái đầu tư, BĐS là kênh đầu tư được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung của thị trường, họ không dám đầu tư “lướt sóng” như trước mà thường tìm đến những dự án có pháp lý đầy đủ, tính an toàn cao để đảm bảo nguồn tiền, do đó không khó lý giải vì sao Cát Tường Phú Hưng được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng trực tuyến

Dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Thay vì tiếp xúc trực tiếp, chúng ta có thể ứng dụng công nghệ để hình thành cuộc sống số.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/bat-dong-san-bat-day-sau-thoi-gian-dai-bi-kim-nen-d124307.html