Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Chống đại dịch Covid-19 không thể mạnh ai nấy lo

08/04/2020 14:57

Kinhte&Xahoi Đại dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đòi hỏi phải có những giải pháp chưa từng có, trong đó đặc biệt cộng đồng quốc tế phải hợp tác chặt chẽ kết thành một khối, chứ riêng lẻ từng quốc gia cho dù hùng mạnh tới đâu cũng không thể đánh bại được kẻ thù chung hết sức nguy hiểm này

Chỉ có đoàn kết chung tay hành động chúng ta mới ngăn chặn và khống chế được dịch bệnh Covid-19

Bỏ lỡ giai đoạn vàng ngăn chặn Covid-19 thành đại dịch

Gần 75 năm qua kể từ sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, thế giới chưa từng chứng kiến một cuộc khủng hoảng nào trầm trọng như đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19). Cho dù không phải là các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố hay thiên tai khốc liệt, song đại dịch Covid-19 đã gần như làm đảo lộn đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu.

Chưa có thách thức an ninh nào, truyền thống như chiến tranh, xung đột hay phi truyền thống là thảm họa thiên nhiên, nhiều thành phố lớn trên toàn cầu, thậm chí cả một quốc gia, phải phong tỏa, cách ly. Cũng chưa có một cuộc khủng hoảng nào làm tê liệt hầu hết các hoạt động hàng không, giao lưu đi lại giữa các quốc gia cũng như đóng cửa hàng loạt những cơ sở kinh doanh dịch vụ, giải trí vốn là những ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới cũng như mỗi quốc gia.

Đặc biệt, chưa một cuộc khủng hoảng nào trong một thời gian ngắn lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người tới vậy. Chỉ sau hơn 3 tháng kể từ khi những ca “viêm phổi lạ do virus” được ghi nhận tại tâm dịch thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), Covid-19 đã bùng phát dữ dội thành một đại dịch truyền nhiễm toàn cầu, lây lan ra tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 1,35 triệu người nhiễm bệnh và 75 nghìn người tử vong (tính tới cuối giờ chiều 7-4).

Có rất nhiều nguyên nhân khiến dịch bệnh Covid-19 lây lan thành một đại dịch toàn cầu. Song nhân tố mang tính quyết định khiến dịch bệnh bùng phát diện rộng toàn cầu được giới chuyên môn chỉ ra là cách thức ứng phó, giải pháp ứng phó với đại dịch của không ít quốc gia trên thế giới.

Khi Trung Quốc phải phong tỏa nghiêm ngặt “nội bất xuất, ngoại bấp nhập” toàn bộ thành phố tâm dịch Vũ Hán cùng nhiều thành phố khác và dịch cũng đã lây lan ra nhiều quốc gia khác thì người ta vẫn thấy những trận đá bóng mấy chục nghìn người la hét cổ vũ ở châu Âu hay bóng rổ hàng chục nghìn người ở Mỹ; các nhà hàng, hộp đêm, quán bar… vẫn đông nghẹt người mỗi tối; và nhất là bất kỳ ai đeo khẩu trang ra nơi công cộng ở Mỹ và châu Âu đều bị kỳ thị, hành hung… 

Thế giới, vì thế đã bỏ lỡ giai đoạn vàng để ngăn chặn, khống chế không để Covid-19 biến thành đại dịch toàn cầu, thành cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trên thế giới trong 3/4 thế kỷ qua kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Đáng nói hơn, từ khi dịch mới khởi phát tại quốc gia tâm dịch cho tới khi đã trở thành đại dịch hoành hành khắp toàn cầu, thế giới vẫn chưa có được sự hợp tác chặt chẽ, xuyên suốt để ứng phó.

Chỉ có đoàn kết mới có thể đánh bại được đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách tư duy và ứng phó với khủng hoảng trước đó trên thế giới. Không một quốc gia nào, cho dù có tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật, y học hùng mạnh đến đâu. có thể một mình ứng phó với dịch bệnh. Không một quốc gia nào có thể an toàn trong khi dịch bệnh hoành hành tại quốc gia khác, cho dù quốc gia đó ở “tận bên kia bán cầu” ngăn cách bởi cả một đại dương mênh mông. Đại dịch Covid-19 cũng khiến thế giới phải xem lại những giá trị tưởng rằng bất biến trong mọi hoàn cảnh ví như quyền tự do kinh doanh, tự do đi lại… của các cá nhân.

Không ít quốc gia và nhất là người dân ở châu Âu, Mỹ ban đầu từng phản ứng với biện pháp phong tỏa, cách ly nhằm phòng chống đại dịch Covid-19. Nước Mỹ giàu có ban đầu tự tin về một “cuộc chiến đơn độc” cũng đủ để khống chế dịch Covid-19 như Tổng thống Donald Trump từng không dưới chục lần tự tin nói rằng: “Chàng cao bồi chiến thắng con ngựa dịch bệnh bất kham”.

Nay thì cả thế giới cùng chung nhận thức và biện pháp ứng phó là tìm kiếm phát hiện sớm, cách ly, điều trị các ca bệnh, giãn cách xã hội là những biện pháp hiệu quả nhất để phá vỡ chuỗi lây lan của con virus quái ác SARS-CoV-2. Các quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng đều đã nhận thấy rằng, chỉ có đoàn kết, hợp lực để thống nhất hành động, minh bạch mọi thông tin dịch bệnh, chia sẻ kết quả nghiên cứu, phát triển mới giúp ngăn chặn nhanh nhất đại dịch Covid-19.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong tuyên bố mới đây khi cảnh báo thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai do đại dịch Covid-19 đã kêu gọi toàn cầu hợp tác chặt chẽ để đưa ra phản ứng mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Ông Guterres cho rằng, cộng đồng quốc tế cần chung tay, bỏ qua các vấn đề chính trị cũng như cùng nhận thức để ý thức rằng loài người đang bị đe dọa.

Người đứng đầu tổ chức quốc tế đa phương lớn nhất hành tinh cho rằng sở dĩ đại dịch Covid-19 lây lan, hoành hành và tác động tiêu cực đến toàn cầu là do nhiều quốc gia thay vì chung tay thì mỗi quốc gia có xu hướng đối phó với đại dịch theo cách riêng của mình. Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị, các nước ngay lập tức phối hợp để ngăn chặn và chấm dứt đại dịch bởi “Những gì thế giới cần bây giờ là sự đoàn kết. Chỉ có đoàn kết, chúng ta mới có thể đánh bại được virus và xây dựng một thế giới tốt hơn. Với những hành động đúng đắn, đại dịch Covid-19 có thể giúp đánh dấu sự khởi đầu của phương thức hợp tác toàn cầu và xã hội mới”.

Việt Nam với sự vào cuộc từ rất sớm của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương và đặc biệt là sự ủng hộ, đồng lòng và chung tay của mọi tầng lớp nhân dân đã và đang kiểm soát tốt dịch Covid-19. Trang liberationnews.org của Mỹ ngày 6-4 có bài viết nhận định Việt Nam nổi lên là một trong những quốc gia điển hình về cách ứng phó chủ động với đại dịch Covid-19, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ghi nhận vì mô hình phòng chống dịch bệnh toàn diện, chi phí thấp.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra khi tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá rất cao nỗ lực mà Việt Nam đã thực hiện để chặn đà lây lan của dịch Covid-19; nêu rõ Liên hợp quốc đã sử dụng kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam để chia sẻ với các nước trên thế giới.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội giao 650 tỷ đồng vốn ủy thác giúp người nghèo vượt khó

Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của UBND thành phố bổ sung 650 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác (đợt 1) qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn nhằm hỗ trợ phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch Covid-19.

Link bài gốc https://anninhthudo.vn/the-gioi/chong-dai-dich-covid19-khong-the-manh-ai-nay-lo/849728.antd

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com