Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

“Cuộc chơi” mạng xã hội: Đừng tự làm xấu mình!

04/07/2021 10:15

Kinhte&Xahoi Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến xu hướng dùng mạng xã hội để kích động, tẩy chay và trả đũa nhau khốc liệt đến vậy.

Vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự.

Cùng với những cá nhân với “cái tôi” quá lớn, là những “anh hùng bàn phím” không ngừng chạy đua theo các trào lưu, xông vào mọi ngóc ngách cuộc sống đời tư người khác để… rủa xả.

Không thể phủ nhận mặt tích cực của mạng xã hội với những giá trị lan tỏa, những điều đẹp đẽ chạm tới trái tim, là câu chuyện không biên giới, khoảng cách, gắn kết, tựa như đời sống thứ hai của mỗi người. Thế nhưng, chưa bao giờ chúng ta chứng kiến xu hướng dùng mạng xã hội để kích động, tẩy chay và trả đũa nhau khốc liệt đến vậy: tấn công trọng tài quốc tế, chửi bới tục tĩu trên livestream, có phát ngôn gây hấn, thù hằn, kích động... Cùng với những cá nhân với “cái tôi” quá lớn, là những “anh hùng bàn phím” không ngừng chạy đua theo các trào lưu, xông vào mọi ngóc ngách cuộc sống đời tư người khác để… rủa xả.

Không còn là vô thưởng, vô phạt

Thời gian gần đây, liên tục rầm rộ hay “ tỏ vẻ nguy hiểm” là những thông tin đại loại thế này: “Cô gái được tìm kiếm nhiều nhất trên Facebook, Google, TikTok hôm nay đây rồi. Vào để nhận link nhé mọi người!”. Sau lời thông báo trên nhóm mạng xã hội là hàng chục ngàn bình luận: “Xin link bạn ơi!”, “Có video 8 phút ở bồn tắm không bạn?”, “Ông bà nào xin link inbox tôi nhá”, “V.T. ngon lắm mọi người ạ. Vai nam diễn không đạt lắm, phải chi lúc đó là tôi đã khác”, “Xem clip full 8 phút (hiệp 1) và 1 phút (hiệp 2) thì vào link này nhé”…

Cứ thế, các video clip 18+ của V.T.A.T., một diễn viên quần chúng từng đóng 1 bộ phim truyền hình đình đám, từng ghi danh tham gia cuộc thi hoa hậu, được truyền đi với tốc độ… ánh sáng. Cùng với đó là những lời chửi bới, thóa mạ, làm nhục cô gái… Trong khi đó, dù với bất cứ lý do gì thì cô vẫn là nạn nhân trong vụ việc xâm hại quyền riêng tư cá nhân.

Có thể thấy, từ sau vụ hoa hậu chuyển giới H.G. bị một nhóm anti-fan thu hút 125.000 tài khoản tham gia chỉ để nói xấu và chế hình ảnh nhằm bôi nhọ những phát ngôn của H.G., các nhóm anti-fan bùng lên như một trào lưu. Hàng loạt gương mặt ca sĩ, diễn viên trong làng giải trí đều bị những nhóm này nói xấu, chế ảnh, viết bài công kích. Và rồi, việc tấn công người khác trên mạng xã hội bắt đầu trở thành trào lưu khi những người có chút năng khiếu viết lách, chụp hình đẹp, làm video hay thu hút nhiều lượt theo dõi cũng trở thành đối tượng để các nhóm anti tấn công.

Không chỉ với những cá nhân trong nước, một bộ phận người Việt ở nước ngoài cũng xấu xí với nhau, công kích và hạ bệ qua những hội nhóm này. Chị Đ.T.N. (sống tại Italia) kể lại, chị không chỉ bị tấn công bằng những hội nhóm nói xấu, bóc phốt trên mạng mà nhóm người này còn tấn công đến người thân và đối tác làm việc của chị.

Và suốt gần một tháng qua, cuộc “đại chiến” hay “đại hội bóc phốt” livestream giữa các đại gia kinh doanh và dàn sao Việt đã khiến giới nghệ sĩ náo loạn, chấn động đám đông bởi loạt thông tin gây sốc. Đứng sau những buổi đăng đàn livestream là cả ê kíp hùng hậu hỗ trợ. Chúng ta có nên hoang mang và choáng ngợp trước con số kỷ lục 450.000 người xem livestream với nội dung bóc phốt nghệ sĩ nổi tiếng? Điều đáng nói, đó là những công kích cá nhân với những lời lẽ khiếm nhã và miệt thị, khác hẳn những hình ảnh mà CEO này đã gây dựng về một đại gia khủng với trái tim nhân ái trong những hoạt động thiện nguyện.

Rồi nữa, một cô người mẫu cũng liên tục livestream với ngôn từ thô tục, một nam ca sĩ có lượng fan tôn sùng làm thần tượng số 1 ở Việt Nam cũng có những video chửi bới không thương tiếc. Thậm chí, một nghệ sĩ nổi tiếng là phó hiệu trưởng trường cao đẳng nghệ thuật cũng gây sốc trên facebook cá nhân với câu từ mang tính thoá mạ đến khó tin…

Trước đó, cộng đồng mạng cũng không xa lạ gì với những câu tuyên bố của nhiều dân chơi như: Việt Nam nói là làm, tút này được nghìn like em sẽ đốt xe, hay nếu hôm nay Việt Nam thắng em sẽ khoả thân... Thực tế chuyện đốt xe đã xảy ra. Không chỉ có những tuyên bố, một bộ phận giới trẻ học theo nước ngoài tự hành hạ bản thân mà điển hình là Thử thách Cá voi xanh. Đó là tự dùng dao rạch tay càng nhiều càng tốt. Bi kịch thực sự đã đến với nhiều người từ trò chơi này, đặc biệt là người trẻ và vị thành niên… Nhiều người trẻ đã không chịu nổi sự chế nhạo và áp lực khi bị công kích đã tìm tới bước đường cùng xấu nhất.

Chưa kể, nhu cầu giải trí của nhiều người hướng sang các kênh trên YouTube ngày càng nhiều. Và những video từ hay đến độc hại trên nền tảng này hoàn toàn không vô thưởng vô phạt nữa. Khi tiền chảy về túi người làm clip, còn sự nguy hiểm thì hướng đến người xem. Gần đây nhất là Thơ Nguyễn, Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Hưng Vlog… với những màn câu view nhảm nhí, nhưng lại được các bạn nhỏ và giới trẻ… xem như những hình mẫu lý tưởng để làm theo (!)…

Phía sau tất cả những chiêu trò này, không còn là thế giới ảo, không còn “ném đá giấu tay” sau lưng, mà đã là những con người thật hiện hữu. Những “con mồi” không ngừng được mang ra cho cộng đồng mạng xâu xé, sỉ vả. Tất nhiên, đấu tranh với cái xấu là điều không thể làm ngơ, là trách nhiệm của mỗi công dân và xã hội. Cùng với những mặt hạn chế, mạng xã hội còn là công cụ giám sát quyền lực hết sức hiệu quả. Cán bộ, công chức thời nay chắc chắn phải hành xử cẩn trọng và phải sống giữ gìn hơn so với trước rất nhiều. Chưa nói đến chuyện nhũng nhiễu, bất cứ hành vi thiếu chuẩn mực nào đều có thể bị đăng lên mạng và chịu chỉ trích nặng nề.

Thế nhưng, nhất định không phải là săm soi tìm cái xấu của người khác để tung hê lên mạng xã hội. Đành rằng, không ít người ngộ nhận về bản thân với cái tôi quá lớn! Nhưng người ngoài cuộc nhìn vào, chỉ thấy trong cuộc chiến “tương tàn” ấy, là những hình ảnh không khác mấy so với đấu tố thời trung cổ. Những màn bóc phốt, thóa mạ không có hồi kết ấy, phía sau đó là những “chật hẹp” cá nhân và những hành xử không đáng có! Đôi khi là sự rùng mình bởi tất cả những gì hiển hiện là sự lạnh lẽo, cay độc giữa con người với con người!

Chúng ta đang bước dần tới cuộc sống văn minh, những màn bóc phốt không làm họ ở trên cao hơn người khác! Bởi khi không thể kiểm soát cơn nóng giận của bản thân, đồng thời họ cũng làm mất chính mình! Mạng ảo nhưng cuộc sống, và những con người phía sau đó là thật! Là những số phận và nỗi đau trần thế…

Bộ quy tắc ứng xử và trách nhiệm cá nhân

Còn nhớ, trong một lần trả lời chất vấn giữa Quốc hội, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng nói về vấn nạn tin giả, tin độc trên mạng xã hội, cần có “công cụ quét rác”. Thực tế, văn hóa trên không gian mạng là văn hóa giao tiếp của cá nhân và cộng đồng. Quyền tự do ngôn luận cá nhân phải được đặt ra cùng với sự tôn trọng quyền của cộng đồng.

Theo số liệu thống kê mới nhất Việt Nam hiện có 97,7 triệu dân, nhưng có tới 154,4 triệu thuê bao di động, 68,72 triệu người dùng mạng internet và 72 triệu người dùng mạng xã hội ( chiếm 73,7% dân số ). Mới đây, Bộ TT-TT đã có văn bản về tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội. Trong đó có nhận định việc thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng một số đối tượng đã lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, trao đổi theo nhóm (group chat) để đăng tải nội dung vi phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để chấn chỉnh hiện tượng này, tránh gây tác động xấu tới dư luận, đặc biệt là với giới trẻ, Bộ TT-TT đề nghị các địa phương phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội; chủ động xử lý nghiêm người vi phạm trên địa bàn…

Bộ quy tắc gồm 3 chương, 9 điều với 4 quy tắc ứng xử chung và quy tắc ứng xử dành cho 3 nhóm đối tượng là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng MXH; tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam. Sự ra đời của bộ quy tắc được kỳ vọng sẽ đồng hành với hơn 72 triệu người dùng MXH tại Việt Nam hiện nay góp phần chung tay lan tỏa những giá trị tích cực, tốt đẹp trên MXH.

LS Đặng Văn Cường chia sẻ: “Loan tin, bịa chuyện vu khống và xúc phạm nhân phẩm, danh dự và uy tín người khác, hành vi đó vi phạm quy định của Điều 8, Điều 16, 17 và 18 của Luật An ninh mạng. Gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự, cụ thể là tội vu khống hoặc làm nhục người khác theo Điều 155 hoặc 156 của Bộ luật Hình sự năm 2015”.

Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT-TT khẳng định: “Khi chúng ta có bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội thì mỗi cá nhân bên cạnh việc chấp hành pháp luật, chúng ta cũng coi đó là văn hoá khi tham gia không gian mạng. Văn hoá này không chỉ điều chỉnh ở pháp luật, không chỉ điều chỉnh ở xã hội mà còn điều chỉnh ở đạo đức”…

TS Đặng Hoàng Giang, trong cuốn sách Thiện - Ác và Smatphone đã chỉ ra rằng, thảm họa trong thời đại công nghệ 4.0 chính là văn hóa làm nhục! Bởi internet là thành tựu vĩ đại của nhân loại trong thế kỷ 20 nhưng cũng phải thừa nhận nó đang tiếp tay tạo ra sự vô cảm, làm xói mòn trách nhiệm đạo đức cá nhân. Vì thế, một hoạt động trên mạng xã hội nhiều người theo dõi, nhiều LIKE, nhiều SHARE chưa hẳn đồng nghĩa với sự đúng đắn và chuẩn mực và càng không phải là cách xã hội đánh giá đẳng cấp của người nổi tiếng. Like và share không còn là những cú click chuột vô thưởng vô phạt. Nó sẽ nói lên bạn là ai? Số đông đang like gì và share gì sẽ nói lên xã hội của chúng ta đang ra sao?

Bởi thế, tại sao chúng ta không thể sống điềm tĩnh và tử tế, biết tha thứ và giữ lòng yêu thương, giữa công bằng của pháp quyền và công lý của sự cuồng nộ… Để mỗi người cố gắng ứng xử tử tế khi đối diện với giận dữ. Đó là việc dừng lại và chờ cho đến khi tiếng nói cất lên không phải tiếng nói của nỗi căm ghét, mà là của lòng từ tâm. Chỉ có sự tử tế, sự tôn trọng, lòng vị tha mới là điều còn lại làm nên những giá trị tốt đẹp trong những hành xử giữa con người với con người, dù bất cứ thời đại nào…

Nguyễn Mỹ - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội được mùa lúa Xuân

Thời điểm này, Hà Nội đã cơ bản thu hoạch xong 100% diện tích lúa Xuân. Năng suất lúa trung bình của toàn TP cán mốc 61,2 tạ/ha, nhiều huyện đạt tới 66 tạ/ha - cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

Hà Nội: Dừng hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ, chỉ cho phép bán hàng mang về

Từ 12h00 ngày 25/5/2021: Tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới của Thành phố, cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/cuoc-choi-mang-xa-hoi-dung-tu-lam-xau-minh-d159765.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com