Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Dệt may Việt Nam tìm “giấy thông hành” vào Mỹ và châu Âu

28/05/2020 07:15

Kinhte&Xahoi Dệt may được đánh giá là ngành được hưởng lợi khá nhiều khi Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam - Châu Âu đi vào thực thi.. Tuy nhiên, trước mắt, các thị trường lớn đều vẫn đang vật lộn với dịch Covid-19 nên tận dụng thời cơ để xuất khẩu khẩu trang là điều mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thực hiện. Nhưng để tìm được giấy thông hành sang Mỹ và châu Âu là điều không hề dễ dàng…

DN dệt may đang nỗ lực tìm giấy thông hành đi Mỹ và EU

“Đến Loui Vuiton cũng đã sản xuất khẩu trang”

Thực tế, hầu hết các hãng may lớn trên thế giới đều đang tận dụng mặt hàng khẩu trang để giữ gìn việc làm cho công nhân trong tình thế rất nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may buộc phải đóng cửa vì thiếu việc làm. Bà Dương Phong Hiền - Trưởng đại diện Eurofins tại Hà Nội - cho biết: “Khẩu trang đang là cứu cánh của DN dệt may trên toàn thế giới, đến hãng Loui Vuiton cũng phải sản xuất khẩu trang đủ thấy thị trường rộng lớn của mặt hàng này. Tuy nhiên, không giống như các mặt hàng dệt may đơn thuần, khẩu trang đòi hỏi khắt khe hơn nhiều về các chứng nhận nhất là trong điều kiện dịch bệnh vẫn chưa thể kiểm soát”.

Bà Hiền cũng cho biết, hiện nay, nhiều DN đang gặp khó khăn, lúng túng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng của nước nhập khẩu, đặc biệt là quy trình xin chứng nhận CE (sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường của châu Âu) và FDA (quy định giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ). Việc thiếu thông tin về vấn đề này dẫn đến nhiều DN thông qua các tổ chức môi giới để làm chứng nhận nhưng không đảm bảo được tính xác thực và gặp nhiều khó khăn khi xuất hàng vào 2 thị trường cực lớn này.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, thời gian qua, với tác động của dịch Covid-19, nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn, trong đó có các DN dệt may. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập, giảm bớt khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Tuy nhiên, ông Hải nhấn mạnh, đối với mặt hàng khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế khi xuất khẩu vào châu Âu (EU) và Hoa Kỳ, các DN cần nhận thức tầm quan trọng của các chứng nhận về sự phù hợp cũng như công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ông Hải mong muốn các DN khi xuất khẩu khẩu trang vào các thị trường này cần phải có sự nghiêm túc, có sự đầu tư bài bản và đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu, để khẳng định chất lượng dệt may Việt Nam, tạo thuận lợi cho xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam tốt hơn sau khi dịch đi qua. Do đó, các hội thảo về chứng nhận CE và FDA đã được tổ chức liên tục trong những ngày qua với mục đích duy nhất “giúp DN dệt may tìm giấy thông hành vào Mỹ và EU”.

Giấy thông hành đi Mỹ và EU có dễ tìm?

Bà Dương Phong Hiền nhấn mạnh, CE được ví như chiếc thẻ hộ chiếu thương mại lưu thông sản phẩm khẩu trang cũng như các thiết bị phòng hộ cá nhân vào thị trường EU. Tương tự, chứng nhận FDA cũng là “hộ chiếu” để xuất khẩu các sản phẩm này vào thị trường Hoa Kỳ. Trưởng đại diện Eurofins tại Hà Nội lưu ý, đây không phải là câu chuyện đơn giản, DN phải có sự chuẩn bị thực sự bài bản thì mới có thể đem hàng vào thị trường này một cách lâu dài.

Bà Hiền nhận định, việc chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang thực sự quá mới và quá nhanh do đó việc đáp ứng được những quy định ngặt nghèo của 2 thị trường lớn sẽ làm cho DN gặp nhiều khó khăn khi phải tuân thủ quy định của họ. Điều quan trọng hơn đây đều là lần đầu tiên triển khai tổ chức sản xuất nên không có tiêu chuẩn nào để DN dệt may theo hoặc chưa bao giờ sản xuất nên cũng không thể biết sản phẩm của DN mình đã đáp ứng được đến đâu những quy định khắt khe nên việc phải thử nghiệm sản phẩm là điều đương nhiên.

Hiện các phòng thí nghiệm về các tiêu chí CE và FDA trên thế giới đều đang trong tình trạng quá tải nên thời gian nhận được kết quả thử nghiệm sẽ lâu hơn. Ngoài ra còn chưa kể, hầu hết DN đều phải thử nghiệm nhiều lần mới đạt được các chứng nhận để xuất đi. Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, hiện đã có khoảng 1 triệu khẩu trang đã được xuất đi nhưng các loại khẩu trang đáp ứng được yêu cầu CE và FDA để xuất sang EU và Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 5%. “Hiện đang có 50 DN gửi các sản phẩm sang kiểm tra để có thể xuất sang EU và Mỹ. Với sự chuẩn bị ngày càng tốt hơn nên chắc chắn các DN này cũng sẽ sớm nhận được giấy thông hành sang Mỹ và EU” - bà Hiền thông tin tới PLVN.

Trước tình hình quá tải các phòng thí nghiệm kiểm định các chất lượng khắt khe xuất sang EU và Hoa Kỳ, Bộ Công Thương đã trao đổi với Bộ Khoa học Công nghệ cùng phối hợp xây dựng các dịch vụ về đánh giá kiểm định các sản phẩm dệt may để các DN dệt may Việt Nam căn cứ vào có thể đáp ứng gần hơn các tiêu chuẩn mà đối tác yêu cầu, để sớm nhận được giấy thông hành đưa hàng sang Mỹ và châu Âu.

Nhật Thu

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CNN: Hà Nội hậu Covid – 19, thành phố của sức sống những nụ cười đã quay trở lại

Katie Lockhart, phóng viên của CNN đã mắc kẹt tại Việt Nam và lỡ chuyến bay trở về nước do ảnh hưởng của Covid – 19. Chính nhờ vậy, phóng viên của hãng thông tấn Mỹ đã có cơ hội chứng kiến công cuộc “chống giặc” của Việt Nam và đặc biệt là thấy được sự hồi sinh trên từng vùng miền.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/det-may-viet-nam-tim-giay-thong-hanh-vao-my-va-chau-au-d125531.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com