Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Dịch Vọng (Cầu Giấy): Sớm giải quyết những tranh chấp và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất GPMB

29/05/2020 11:46

Kinhte&Xahoi Liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng tại số 38 Trần Đăng Ninh kéo dài (nay là phố Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), để khách quan thông tin sự việc, toà soạn đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo UBND phường Dịch Vọng.

Tìm hiểu được biết, từ năm 2008 đến nay, trên các phần diện tích đất của hộ gia đình ông Lê Văn Miện (đã chết) tại tổ 22 phường Dịch Vọng, được phân chia theo các bản án về việc chia thừa kế và chia tài sản thuộc sở hữu chung cho các đồng thừa kế, sau đó tiếp tục chuyển nhượng cho một số hộ gia đình, cá nhân khác, trong đó có hộ gia đình ông Nguyễn Viết Lân và bà Khuất Thị Tuyến. 

Công trình xây dựng nhà tạm cấp 4 sau khi bị thu hồi đất GPMB dự án đường Trần Đăng Ninh kéo dài (nay là số 38 phố Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy).

Năm 2014, trong quá trình thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng dự án đường Trần Đăng Ninh kéo dài, ông Nguyễn Viết Lân và vợ là bà Khuất Thị Tuyến bị thu hồi đất giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường Trần Đăng Ninh kéo dài tại phường Dịch Vọng. Hiện trạng sử dụng đất là 170m2, đất còn lại sau giải phóng mặt bằng là 84,2 m2, có công trình nhà ở cấp 4, tường bao, sân trên đất.

Về nguồn gốc đất theo bản đồ và sổ theo dõi quản lý đất đai các thời kỳ hiện đang lưu giữ tại UBND phường Dịch Vọng thể hiện:

- Theo bản đồ và sổ quản lý năm 1960: tờ số 2 thôn Trung, thuộc một phần thửa 323/385, loại đất Ao, chủ sử dụng Lê Văn Miện.

- Theo bản đồ và sổ quản lý năm 1978: tờ bản đồ thôn Trung, thuộc một phần thửa 187/385, loại đất Ao, chủ sử dụng Lê Văn Miện.

- Theo bản đồ và sổ quản lý năm 1987: tờ bản đồ Thôn Trung, thuộc một phần thửa đất số 321/ 1161, loại đất T+A, chủ sử dụng Lê Văn Miện (ông Lê Văn Miện là cha đẻ của ông Lê Văn Chỉnh). Ghi chú: Cha ông để lại.

- Theo bản đồ và sổ quản lý năm 1994: tờ bản đồ 22; thuộc một phần thửa đất số 98/267, bản đồ ghi đất ao, Chủ sử dụng Lê Văn Chỉnh.

- Quá trình sử dụng đất:

+ Ngày 31/01/2008, Toà Án nhân dân Thành phố Hà Nội có bản án số 10/2008/DSST về việc chia thừa kế và chia tài sản thuộc sở hữu chung giữa ông Lê Văn Tiếu và ông Lê Văn Chỉnh.

+ Ngày 14/01/2009, Tòa Phúc thẩm tại Hà Nội-Tòa Án nhân dân tối cao có bản án số 07/2009/DSPT về việc chia thừa kế và chia tài sản thuộc sở hữu chung giữa ông Lê Văn Tiếu và ông Lê Văn Chỉnh.

+ Ngày 05/8/2009, Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội có Quyết định số 1175/QĐ.THA-DS về việc thi hành án theo đơn yêu cầu thi hành án của ông Lê Văn Tiếu, ông Lê Hùng Vỹ, bà Nguyễn Thị Bích.

+ Ngày 13/8/2009, Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan lập Biên bản thực hiện việc thi hành các bản án và quyết định thi hành án nói trên, ông Lê Văn Chỉnh tự nguyên giao mốc giới quyền sử dụng 395,5 m2 đất trên thực địa cho các ông, bà: ông Lê Văn Tiếu, ông Lê Hùng Vỹ (đại diện cho những người thừa kế của các cụ Lê Văn Vũ, Lê Thị

Hựu, Lê Thị Tá, Lê Thị Sỹ), ông Lê Văn Chảng (đại diện theo pháp luật cho ông Lê Văn Chảng là bà Nguyễn Thị Bích).

+ Ngày 06/1/2010, các ông, bà: ông Lê Văn Tiếu, bà Nguyễn Thị Bích, ông Lê Hùng Vỹ chuyển nhượng 170 m2/395,5 m2 đất đã có nhà cấp 4 trên đất cho ông Nguyễn Viết Lân và bà Khuất Thị Tuyến, giấy tờ không có xác nhận của chính quyền địa phương.

Trong quá trình quản lý đất đai, thu hồi đất giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường Trần Đăng Ninh kéo dài từ năm 2014 không có đơn thư khiếu kiện liên quan đến việc thu hồi đất. Năm 2016, 2017, gia đình ông Nguyễn Viết Lân và bà Khuất Thị Tuyến có đề nghị và nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đối với diện tích 84,2 m2 đất còn lại sau giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường Trần Đăng Ninh kéo dài, có quy hoạch sử dụng đất là đất ở.

Đến tháng 11, 12/2018, UBND phường Dịch Vọng mới tiếp nhận đơn thư của bà Lê Thị Bích Thủy (địa chỉ: tổ dân phố Đống 2, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) - là con gái ông Lê Văn Chảng về các nội dung tranh chấp đất đai, các quyền lợi khác theo bản án liên quan. 

Tại thời điểm năm 2018, ông Lê Văn Chảng vẫn còn sống, như vậy bà Lê Thị Bích Thủy không phải là người được chia đất, tài sản, có quyền lợi liên quan theo bản án phúc thẩm có hiệu lực năm 2009. Tuy nhiên, nhận được đơn thư của bà Lê Thị Bích Thủy, UBND phường Dịch Vọng tổ chức buổi họp giải quyết đơn thư của bà Lê Thị Bích Thủy liên quan đến việc sử dụng đất của ông Lê Văn Chỉnh tại tổ 22, phường  Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong cuộc họp hòa giải, bà Lê Thị Bích Thủy không thống nhất với các ý kiến của các người liên quan trong bản án trước đó của Tòa án nhân dân Tối cao về việc chia thừa kế và chia tài sản thuộc sở hữu chung. 

UBND phường Dịch Vọng đã đề nghị bà Lê Thị Bích Thủy gửi đơn và hồ sơ đến Tòa án nhân dân các cấp để được xét xử theo đúng thẩm quyền và có ý kiến về các quyền lợi về đất đai, xây dựng.

Đối với việc xử lý công trình xây dựng số 38 Trần Đăng Ninh (nay là Khúc Thừa Dụ phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), sau khi bị phá dỡ để thu hồi đất GPMB, gia đình ông Nguyễn Viết Lân đã cải tạo tường, hoàn thiện, lợp thêm mái tôn thành nhà tạm cấp 4, để đảm bảo việc ăn ở, sinh hoạt, kinh doanh. 

Lãnh đạo UBND phường Dịch Vọng cho biết: Nhận được ý kiến phản ánh của khu dân cư có hoạt động xây dựng tại khu đất của gia đình, UBND phường đã chỉ đạo cán bộ quản lý đô, địa chính - xây dựng phường phối hợp với Công an phường, cán bộ khu dân cư, Tổ Quản lý trật tự xây dựng đô thị địa bàn phường Dịch Vọng tới hiện trạng khu đất để kiểm tra, lập hồ sơ xử lý, yêu cầu hộ gia đình hoàn thiện hồ sơ cấp phép xây dựng theo quy định. 

Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Cầu Giấy đã lập Biên bản vi phạm hành chính số 578/BB-VPHC ngày 17/7/2018 về việc xây dựng công trình của gia đình ông Nguyễn Viết Lân và nhiều văn bản đề nghị xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường Dịch Vọng. 

Tháo dỡ các hạng mục công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 38 phố Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.

UBND quận Cầu Giấy ban hành Quyết định số 617/QĐ-KPHQ Ngày 18/12/2018 về việc Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và Quyết định số 22/QĐ-CC ngày 15/01/2019 về việc Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ đầu tư xây dựng công trình là ông Nguyễn Viết Lân.

Câu hỏi đặt ra, với căn nhà bị cắt xén do giải phóng mặt bằng thì việc cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả theo Quyết định số 22/QĐ-CC ngày 15/01/2019 của UBND quận Cầu Giấy liệu có hợp lý? Người dân sẽ sinh sống ở đâu?

Mới đây, UBND phường Dịch Vọng tiếp tục nhận Đơn phản ánh kiến nghị của ông Nguyễn Viết Lân liên quan đến hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tổ 22 phường Dịch Vọng (thửa đất số 98-1p, tờ bản đồ số 22 lập năm 1994, diện tích 84,2 m2 là phần diện tích đất còn lại nằm ngoài chỉ giới thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng đường Trần Đăng Ninh kéo dài nay là phố Khúc Thừa Dụ). Tuy nhiêu do thửa đất đang có tranh chấp, UBND phường Dịch Vọng, các cấp có thẩm quyền đang giải quyết đơn thư của bà Lê Thị Bích Thủy theo quy định, do vậy hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông Nguyễn Viết Lân tại địa chỉ thửa đất số 98(1p), tờ bản đồ số 22 lập năm 1994 hiện chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Theo thông tin từ phường Dịch Vọng, UBND quận Cầu Giấy đã phê duyệt kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 22/5/2020 của UBND phường Dịch Vọng về tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 38 đường Khúc Thừa Dụ. Ngày 29/05/2020, lực lượng liên ngành Đội QLTTXD ĐT quận, UBND phường Dịch Vọng, các phòng, ban, ngành đã tổ chức hoàn thành tháo dỡ các hạng mục công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Theo phản ánh của người dân tại khu vực GPMB và chủ nhà, với thửa nhà đất cấp 4 nêu trên, bị cắt xén do giải phóng mặt bằng thì việc cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả theo Quyết định số 22/QĐ-CC ngày 15/01/2019 của UBND quận Cầu Giấy liệu có hợp lý? Người dân đã chịu thiệt thòi rất nhiều, hợp tác để tháo dỡ công trình, tường rào, bàn giao đất để sớm thực hiện dự án, rất cần một chỗ ở tạm thời trên phần đất còn lại sau GPMB để ổn định đời sống sinh hoạt, kinh doanh trong quá trình thực hiện dự án, tiếp tục giải quyết vụ việc hoặc thực hiện thủ tục Giám đốc thẩm (nếu có) ?

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Khánh An – Thanh Thanh


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CNN: Hà Nội hậu Covid – 19, thành phố của sức sống những nụ cười đã quay trở lại

Katie Lockhart, phóng viên của CNN đã mắc kẹt tại Việt Nam và lỡ chuyến bay trở về nước do ảnh hưởng của Covid – 19. Chính nhờ vậy, phóng viên của hãng thông tấn Mỹ đã có cơ hội chứng kiến công cuộc “chống giặc” của Việt Nam và đặc biệt là thấy được sự hồi sinh trên từng vùng miền.

Theo Báo Xây Dựng

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com