Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Doanh nghiệp hàng không xoay xở vượt khó

19/06/2021 15:48

Kinhte&Xahoi Doanh nghiệp ngành hàng không đang gặp nhiều khó khăn do lượng khách sụt giảm nghiêm trọng bởi dịch COVID-19.

Ảnh minh họa.

Trong khi nhiều hãng bay trên thế giới đã phá sản thì các doanh nghiệp hàng không Việt Nam vẫn đang xoay xở cố trụ cùng nhiều giải pháp hỗ trợ của Nhà nước.

Vietnam Airlines sắp được “bơm” 4.000 tỷ đồng

Theo ông Phạm Việt Dũng - Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp (DN) Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19. Nhà nước đã có một số chính sách để hỗ trợ các DN hàng không vượt qua khó khăn như gia hạn thời gian trả nợ vay, miễn giảm phí vay, tháo gỡ một số khó khăn khác về vốn.

Riêng hãng Vietnam Airlines, với vai trò là Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, nhiệm vụ chính là kinh doanh vận chuyển hành khách, không kinh doanh các loại hình tài chính khác nên được Nhà nước phê duyệt ưu tiên chính sách cụ thể về vốn.

Theo đó, từ giữa tháng 11/2020, Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines. Vietnam Airlines được “giải cứu” thông qua gói 12.000 tỉ đồng.

Cụ thể, hãng bay này được hỗ trợ cho vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng từ một số ngân hàng thương mại. 8.000 tỷ đồng còn lại Vietnam Airlines tự huy động thông qua thực hiện phát hành cổ phiếu cho cổ đông.

Trao đổi với PLVN hôm qua 18/6, ông Đặng Anh Tuấn – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông Vietnam Airlines cho biết, khoản tín dụng 4.000 tỷ đồng đang được các bên liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục.

“Chậm nhất cuối tháng 6, đầu tháng 7/2021 gói 4.000 tỷ đồng sẽ được giải ngân về Vietnam Airlines” - ông Đặng Anh Tuấn nói và cho biết, thủ tục phát hành cổ phiếu của khoản 8.000 tỷ đồng cũng đang được Vietnam Airlines thực hiện ở những giai đoạn cuối, sẽ sớm được phát hành trong thời gian tới.

Như vậy, trong thời gian ngắn tới đây, Vietnam Airlines sẽ được “bơm” 4.000 tỷ đồng, 8.000 tỷ đồng còn lại cũng sẽ được Vietnam Airlines huy động trong thời gian không xa. “Chắc chắn những khoản tài chính trên sẽ giúp Vietnam Airlines vượt qua một số khó khăn” - đại diện Vietnam Airlines cho biết.

“Sức khỏe” VietJet Air và Bamboo Airways ra sao?

Ngoài Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways cũng đang có những cách để xoay xở vượt qua khó khăn. Cụ thể, tháng 4/2021, Vietjet Air đã bán gần 18 triệu cổ phiếu quỹ và thu về khoảng 2.350 tỷ đồng nhằm tăng cường nguồn lực và tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không.

Còn Bamboo Airways, từ đầu năm đến nay DN này đã ba lần tăng vốn điều lệ. Lần đầu là vào tháng 2, nâng vốn từ 7.000 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng; hai lần sau đều diễn ra vào tháng 4, nâng vốn lên 12.500 tỷ đồng và 16.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ tháng 3/2021, hãng Vietjet Air và Bamboo Airways cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ vay ưu đãi. Trong đó, Vietjet Air kiến nghị vay 4.000 - 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn vay tới năm 2023, lãi suất khoảng 4%/năm. Bamboo Airways kiến nghị cho vay khoảng 10.000 tỷ đồng (bao gồm cả vay thương mại và vay tái cấp vốn). Đến nay kiến nghị của hai hãng hàng không này đang được cơ quan chức năng xem xét.

Theo Chủ tịch Hiệp hội DN Hàng không Việt Nam, ông Phạm Việt Dũng, các đơn vị đã có những sáng tạo, kịp thời xoay xở, cố gắng vượt qua khó khăn. Trong báo cáo tài chính được công bố mới đây, dù kinh doanh vận tải hàng không gặp khó nhưng cả Vietjet Air và Bamboo Airways đều có khả năng tự cân đối tài chính, bởi ngoài kinh doanh hàng không, hai đơn vị này còn kinh doanh các mảng tài chính khác.

Trong khi đó, Vietnam Airlines là đơn vị thuần kinh doanh vận tải hàng không nên việc cân đối tài chính từ các lĩnh vực kinh doanh khác gần như không có. Do đó, Vietnam Airlines được ưu tiên hỗ trợ chính sách cụ thể thông qua gói 12.000 tỷ đồng là hợp lý để vượt qua khó khăn.

Theo dự thảo báo cáo tình hình phát triển DN năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, thị trường hàng không sụt giảm nghiêm trọng, nhu cầu vận tải hàng không năm 2020 giảm 34,5 - 65,9%, doanh thu các DN hàng không giảm 61% so với năm 2019. Dự báo hoạt động vận tải hàng không tiếp tục gặp khó trong năm 2021. Nếu dịch COVID-19 được kiềm chế, phải đến năm 2024 hoạt động ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước dịch bệnh.

Cũng theo dự thảo trên của Bộ KH&ĐT, các hãng Vietjet Air, Bamboo Airways dù đã cố gắng tối ưu hóa hoạt động khai thác và duy trì sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản trong năm 2020, tuy nhiên dự báo hoạt động của 2 hãng bay tư nhân này tiếp tục khó khăn trong năm 2021. Ước tính Vietjet Air thiếu hụt khoảng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vietnam Airlines lỗ 10.000 tỷ đồng?

Dự thảo của Bộ KH&ĐT cho biết, Vietnam Airlines dự kiến lỗ quý 1/2021 khoảng 4.800 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm số lỗ có thể lên tới 10.000 tỷ đồng. Trao đổi với PLVN về nội dung này, đại diện Vietnam Airlines cho biết đang rà soát lại số liệu này trước khi công bố con số chính thức. 

 Minh Hữu - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội được mùa lúa Xuân

Thời điểm này, Hà Nội đã cơ bản thu hoạch xong 100% diện tích lúa Xuân. Năng suất lúa trung bình của toàn TP cán mốc 61,2 tạ/ha, nhiều huyện đạt tới 66 tạ/ha - cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

Hà Nội: Dừng hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ, chỉ cho phép bán hàng mang về

Từ 12h00 ngày 25/5/2021: Tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới của Thành phố, cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/doanh-nghiep-hang-khong-xoay-xo-vuot-kho-d158604.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com