Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Gia Lâm: Ai 'chống lưng' cho công trình trên đất nông nghiệp?

17/10/2018 09:05

Kinhte&Xahoi Người dân tại thôn Giao Tự, xã Kim Sơn và người dân thôn Kim Hồ, xã Lệ Chi thuộc huyện Gia Lâm cho biết, hiện trên địa bàn có rất nhiều ngôi nhà được xây dựng trái phép trên đất công, đất nông nghiệp.

Đặc biệt những sai phạm có hệ thống đó đã tồn tại nhiều năm và hiện tại đang diễn ra công khai rầm rộ mà không bị chính quyền sở tại xử lý.

Chính quyền xã Kim Sơn thừa nhận vi phạm

Để làm rõ những thông tin trên chúng tôi có mặt tại địa điểm mà người dân phản ánh. Tại thôn Giao Tự, xã Kim Sơn ngôi nhà được cho là của con rể ông Bùi Văn Thước được xây dựng giữa cánh đồng, chủ đầu tư xây dựng nhà cấp 4 kiên cố với diện tích sử dụng gần 70m2.

Công trình vi phạm xây dựng trên đất công của ông Bùi Văn Thước (nhà mái màu xanh nước biển giữa cánh đồng) đã ban hành quyết định cưỡng chế chờ xử lý.

 

Theo thông tin phóng viên được biết thì gia đình con rể ông Thước cũng đã dọn về sinh hoạt nhiều ngày nay. Điều lạ là trên cánh đồng đang canh tác trồng hoa màu bao năm nay, nhưng không hiểu sao công trình trên lại có thể tồn tại mà không bị chính quyền xử lý. Dư luận đặt câu hỏi phải chăng có thế lực nào đứng sau “chống lưng” cho việc xây nhà trái phép trên?

Làm việc với chính quyền xã Kim Sơn, phóng viên được ông Nguyễn Viết Thắng – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Về nguồn gốc đó là đất công do xã quản lý, trước kia giao thầu cho hộ ông Sơn tên hồ sơ là ông Bùi Văn Thước, chủ hộ cũng đã trình hồ sơ, thủ tục lên huyện xin chuyển đổi làm trang trại nhưng chưa được. Việc xây nhà trên đất công khi chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt là sai so với các quy định của pháp luật. Chúng tôi đã ban hành quyết định cưỡng chế, sau thời gian quy định mà phía chủ đầu tư không trình được giấy phép xây dựng, chúng tôi sẽ tổ chức cưỡng chế.

Khi được đề nghị tiếp cận hồ sơ vụ việc nhưng lấy lý do cán bộ giữ hồ sơ đi vắng, ông Thắng có giao lại cho bà Quyên – Đội quản lý trật tự xây dựng, cung cấp thông tin cho phóng viên sau. Bà Quyên cũng cho biết thêm là hộ đó vi phạm không nhiều chỉ hơn 10 m2 và làm bằng nhà khung tạm không như người dân phản ánh. Tuy nhiên khi được hỏi ở đó có điện, nước và có hộ sinh hoạt thường xuyên ở đó, có đúng không? Phân trần hồi lâu bà thừa nhận là có. Nếu như lời bà Quyên chỉ hơn 10 m2 thì liệu rằng cả hộ gia đình có thể sinh hoạt hay không? Theo quan sát của phóng viên thực tế khác xa so với ý kiến của bà Quyên.

Xã Lệ Chi sẽ cho kiểm tra lại

Thôn Kim Hồ, xã Lệ Chi, Gia Lâm là nơi mà trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đứng chân, nhu cầu về chỗ ở, nhà trọ cho sinh viên rất nhiều, nhiều năm nay hiện tượng xây dựng trên đất nông nghiệp vẫn thường diễn ra. Thời gian gần đây khi nhận được ý kiến phản ánh của nhân dân về hai trường hợp nhà ông Trung  xây dựng lấn chiếm một phần đất công nhưng không bị xử lý và nhà ông Huynh xây dựng trên đất 5% đã ở và sử dụng nhiều năm nhưng không bị xử lý. Chúng tôi đã về địa phương tìm hiểu thông tin.

Công trình vi phạm xây dựng lấn đất công của ông Trung thôn Kim Hồ - Lệ Chi.

 

Trong vai người đi hỏi tìm mua đất nông nghiệp xen kẹt làm nhà để ở. Chúng tôi được những người dân nơi đây nhiệt tình chỉ bảo: "Ở đây ngày trước thì xây dễ lắm chú à, mấy năm gần đây thì khó hơn. Nhưng không sao, nếu chú mua được đất sẽ có người làm dịch vụ trọn gói cho chú xây nhà cấp 4, chú cứ yên tâm".

Thấy chúng tôi có vẻ phân vân về tính pháp lý, người đàn ông chỉ tay về phía những ngôi nhà đang hoàn thiện nói: "Nếu không tin chú ra hỏi họ mà xem chẳng phải suy nghĩ nhiều đâu em. Giá cả phù hợp, ở đây họ vẫn xây bình thường không cần phép miễn sao “làm luật”  cho ổn thỏa là xong hết".

Mang những câu hỏi của người dân, chúng tôi tìm đến ông Nguyễn Văn Lưu – Chủ tịch UBND xã Lệ Chi để tìm câu trả lời, mới đầu nghe thông tin ông cũng chưa định hình được nên gọi Phó Chủ tịch và cán bộ địa chính sang để xác định vị trí và thông tin phóng viên cung cấp.

Ông Chủ tịch cho biết, do cán bộ quản lý trật tự đô thị xây dựng mới chuyển công tác và cán bộ địa chính cũng mới chuyển về không nắm rõ được hết. Về phía xã cũng đã lập hồ sơ liên quan đến vi phạm của hộ nhà ông Trung do vi phạm xây dựng lấn chiếm đất công. Còn hộ nhà ông Huynh xây dựng là đất 5% từ trước, ông Hà địa chính xã Lệ Chi cho biết thêm. Còn về hồ sơ vị cán bộ này cho biết sẽ cung cấp sau vì mới về nên phải tìm lại.

Đúng vậy, lời nói của người dân cũng rất có lý. Nếu không có ai “chống lưng” cho mình chắc chẳng ai dám liều lĩnh xây dựng như vậy. Những ngôi nhà được xây dựng nhiều ngày chứ có phải là cái kim đâu, chính quyền địa phương lại không hề hay biết thì thật vô lý. Hơn nữa còn có cả hệ thống quản lý trật tự đô thị xây dựng ăn lương nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra giám sát, phát hiện vi phạm TTXD báo cáo chính quyền về những vi phạm trên địa bàn không lẽ lại không phát hiện ra trường hợp nào?

Hiện nay tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra khá phổ biến tại Hà Nội, 8 tháng đầu năm 2018 có tới 824 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng, 4 năm gần đây đã xử lý kỉ luật, kiểm điểm 89 cán bộ công chức, viên chức ngành xây dựng.

Mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội nhưng việc thực hiện tại các cấp chính quyền quận, huyện, phường xã chưa được nghiêm minh, còn tồn tại nhiều bất cập. Trách nhiệm người đứng đầu địa phương đã được quy định rõ nhưng hiện tượng buông lỏng quản lý vẫn còn tồn tại. Thiết nghĩ các cơ quan hữu quan cần có những chế tài mạnh mẽ, xử lý nghiêm thì mới hạn chế được tình trạng trên tránh xu hướng lan rộng.

Liệu rằng quyết định cưỡng chế của UBND xã Kim Sơn huyện Gia Lâm có được thực thi hay vẫn nằm trên giấy và lãnh đạo xã Lệ Chi sát sao hơn trong công tác quản lý thì sẽ tránh được nhiều rủi ro về kinh tế cho người dân và nhà nước nếu chẳng may bị chính quyền cưỡng chế.

Đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm sớm có biện pháp kiểm tra xử lý nghiêm các công trình vi phạm nêu trên.

 

Theo KD&PL

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com