Giá vàng hôm nay 13/3: Thế giới vào cuộc "giải cứu" nền kinh tế trước dịch Covid-19, giá vàng tuột dốc
Kinhte&Xahoi
Thông tin Mỹ cấm đi lại với châu Âu vì Covid-19 khiến chứng khoán châu Á, chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ và châu Âu, cùng giá dầu thô lao dốc.
Hiện giá vàng tại thị trường trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 46,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,30 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này giảm 50.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Tạp chí tài chính)
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 47,00 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,25 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này tăng 100.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 46,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,52 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này tăng 50.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Tại thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục tăng mạnh và đang được giao dịch tại ngưỡng 1.588,6 USD/ounce (Theo Kitco News).
Mức giá này tương đương khoảng 44,3 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.
Giá vàng hồi đầu tuần bất ngờ vọt lên trên 1.700 USD - mức cao nhất kể từ cuối năm 2012, do giới đầu tư tìm kênh trú bão ở vàng trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lan rộng trên thế giới, giá dầu tụt giảm 30% và lo ngại kinh tế thế giới suy thoái.
Giá vàng thế giới giảm mạnh từ đỉnh 7 năm do áp lực chốt lời và tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ hỗ trợ “đáng kể” cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, Phố Wall lao dốc sau những phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể xoa dịu mối lo của nhà đầu tư về tác động kinh tế do dịch Covid-19 gây ra. Chỉ số Dow Jones hiện mất hơn 9%.
Thông tin Mỹ cấm đi lại với châu Âu vì Covid-19 khiến chứng khoán châu Á, chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ và châu Âu, cùng giá dầu thô lao dốc.
Chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Nhật Bản hiện giảm 5,17%. Trong khi đó, Kospi (Hàn Quốc) mất 4,24%, xuống đáy 4 năm.
Tại Trung Quốc, Shanghai Composite hiện mất 1,24%, còn Shenzhen Composite mất 1,52%. Hang Seng Index (Hong Kong) giảm 3,5%.
MSCI châu Á Thái Bình Dương hiện giảm 3%, xuống thấp nhất kể từ đầu năm 2019. Hàng loạt thị trường khác trong khu vực cũng đi xuống, từ Australia, đến Singapore, Đài Loan, New Zealand.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vừa tuyên bố giữ nguyên lãi suất, nhưng sẽ áp dụng nhiều biện pháp khác giúp nền kinh tế đối phó đại dịch.
Việc ECB tung chính sách hỗ trợ đã được dự báo từ lâu. Vấn đề chỉ là quy mô hành động đến mức nào mà thôi. Trước đó, cả Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế đối phó dịch bệnh.