Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Hà Nội: Hành trình gần 40 năm đòi công lý của một cựu chiến binh

25/07/2018 09:38

Kinhte&Xahoi Vị cựu chiến binh già trở về từ 2 cuộc kháng chiến lại tiếp tục hành trình đi đòi lại phần diện tích đất bị giải tỏa và xin cấp sổ đỏ cho thửa đất đã đủ điều kiện cấp theo quy định của pháp luật.

Giải tỏa 790m2 đất mặt đường và đền bù 120 m2 đất gần nghĩa địa

Ông Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1933, tổ 3, phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) là một người đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được Nhà nước trao tặng huân, huy chương chống Pháp và chống Mỹ. Gia đình ông là gia đình có truyền thống cách mạng, hết lòng phụng sự Tổ quốc. Con trai ông, Đại úy Trần Mạnh Sơn là bộ đội biên phòng hơn 20 năm nơi biên cương hải đảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đã từng được Đoàn cán bộ Bộ tư lệnh bộ đội Biên phòng và Đoàn cán bộ Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng về chúc tết gia đình nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Báo cáo của UBND thị trấn Gia Lâm xác nhận phần đất của ông Hùng là ổn định và không có tranh chấp.

Năm 1983 khi Nhà nước xây dựng tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội) đã thu hồi, giải tỏa 790 m2 đất của gia đình ông. Đây là thửa đất có nguồn gốc rõ ràng mà ông được thừa hưởng từ cụ Nguyễn Thị Đắc một phần và mua thêm của ông Ngô Văn Dụ một phần (Điều này cũng được các cấp chính quyền xác nhận).

Điều đáng nói khi Nhà nước thu hồi 790 m2 đất để làm đường Nguyễn Văn Cừ thì lại đền bù cho gia đình ông 120 m2 đất tại khu Tập Linh của thị trấn Gia Lâm. Khu đất này trong khoảng thời gian đó là một khu lầy lội không xây dựng được nhà ở. Chính vì thế ông đã liên tục làm đơn đề nghị các cấp chính quyền UBND huyện cũng như UBND Thành phố được đổi vị trí đất nơi khác hoặc quy đổi thành tiền để đảm bảo quyền và lợi ích của gia đình ông. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ đã qua gần 40 năm, nguyện vọng chính đáng của gia đình ông vẫn chưa được các cấp chính quyền xem xét.

Ông Hùng cho biết: “Gần 40 năm qua tôi đã đi khắp các cấp chính quyền từ phường, huyện, Thành phố thậm chí lên cả Trung ương để khiếu nại về việc này. UBND các cấp cũng có nhiều văn bản để giải quyết khiếu nại của tôi nhưng tất cả đều né tránh không đề cập đến vấn đề trên. Đây là thửa đất mà tôi đã dành dụm từng đồng lương hưu ít ỏi của người giáo viên để mua nhằm làm của hồi môn sau này cho con cháu nhưng đến nay đang có nguy cơ bị mất trắng”.

Cần sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai

Vẫn tiếp theo câu chuyện về gia đình ông Trần Mạnh Hùng. Sau khi Nhà nước thu hồi 790 m2 đất để xây dựng tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, ông còn 170 m2 đất ở đây. Sau đó, gia đình ông tiếp tục san lấp 198m2 đất ở ao công liền kề. Năm 1985, thực hiện đăng ký kê khai theo Chỉ thị 299, gia đình ông Hùng đã đăng ký sử dụng đất với diện tích 299 m2 có biên lai thu lệ phí đo đạc và lệ phí thủy lợi.

Ngày 10/4/1994 UBND huyện Gia Lâm ban hành Quyết định số 135/QĐ-UB về việc thu hồi 198m2 đất vì cho rằng gia đình ông Hùng lấn chiếm 198 m2 đất ao công và xử phạt hành chính gia đình ông 500.000 đồng. Không đồng ý với quyết định này ông Hùng đã đề nghị UBND huyện xem xét lại. Ngày 27/4/1994 UBND huyện Gia Lâm và Thị trấn Gia Lâm đã tổ chức cuộc họp cùng nhất trí nội dung giải quyết dứt điểm đề nghị hợp thức hóa phần diện tích trên.

Đến ngày 22/7/1998, UBND Thị trấn Gia Lâm có báo cáo 146/BC-UB về việc xin hợp thức hóa về đất ở của ông Trần Mạnh Hùng. Trong báo cáo nêu rõ, gia đình ông Hùng ở trên mảnh đất này từ năm 1983 đã ổn định, gia đình ông Hùng có 20 nhân khẩu gồm vợ chồng, con cháu đang ở đây và phần diện tích đất trên không có tình trạng tranh chấp. Tuy nhiên, UBND huyện Gia Lâm vẫn không có văn bản nào chỉ đạo xử lý.

Đến nay, trao đổi với ông Phạm Trọng Hải, Chủ tịch UBND phường Bồ Đề đã xác nhận thửa đất nói trên của gia đình ông Hùng là 328,4m2, trong đó 170 m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 158,4m2 còn lại là đất ông Hùng san lấp ao công. Phần diện tích đất này cũng đã đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.

Tuy nhiên, theo Quyết định số 1745/QĐ-CTUBND ngày 11/4/2017 của Chủ tịch UBND quận Long Biên về giải quyết khiếu nại lần đầu của ông Trần Mạnh Hùng thì khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình ông Hùng phải nộp 50% giá đất ở do UBND Thành phố quy định. Tại thời điểm nộp hồ sơ với 90m2 trong hạn mức và nộp 100% tiền sử dụng đất với diện tích 68,42 đất ngoài hạn mức theo Quy định tại Điều 81 Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015; Khoản 5:4, Khoản 6:1, Khoản 17, Điều 14 Quyết định 117/2009/QĐ-UBND ngày 1/12/2009 của UBND Thành phố Hà Nội.

Về nội dung này, ông Hùng tiếp tục khiếu nại vì theo phiếu nhận hồ sơ từ năm 1998 đến năm 2009 ông đã có 4 lần nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến UBND phường Bồ Đề và UBND quận Long Biên chứ không phải đến năm 2010 gia đình ông mới kê khai hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất còn lại. Chính vì thế phải vận dụng việc áp giá nộp tiền sử dụng đất đối với gia đình ông tại thời điểm từ năm 2009 trở về trước.

Ông Hùng đã nhiều lần đề nghị, UBND huyện Gia Lâm cho xin lại hồ sơ hoặc cho sao lục một số giấy tờ liên quan nhưng UBND huyện Gia Lâm “đùn đẩy” sang UBND quận Long Biên, UBND quận Long Biên lại “đẩy” về UBND phường Bồ Đề. Cho đến nay, ông Hùng vẫn chưa biết đi đến đâu để xin lại bản trích lục này.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 30/1/2018 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có văn bản số 2408–CV/UBKTTW chuyển đơn của ông Nguyễn Mạnh Hùng lên ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội để chỉ đạo giải quyết và thông báo kết quả về UBKTTW. Nhưng cho đến tận bây giờ sự việc vẫn rơi vào im lặng.

Những năm 1990 khi đó ông Hùng còn là cán bộ, ông liên tục có đơn phản ánh và đề nghị UBND huyện Gia Lâm và UBND thị trấn Gia Lâm có biện pháp ngăn chặn tình trạng nhà không phép mọc lên trên phố và trên đất nông nghiệp. Cụ thể:

Ngày 3/3/1994, trong cuộc tiếp dân do ông Lê Ất Hợi – Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì, ông Hùng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý của UBND huyện Gia Lâm và thị trấn Gia Lâm. Trong buổi hội nghị còn có cả ông Lương Minh Suốt, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, ông Nguyễn Xuân Lành, Chánh Thanh tra huyện Gia Lâm và một số cán bộ chủ chốt của huyện. Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho lãnh đạo huyện Gia Lâm rà soát và xử lý sai phạm nếu có.



Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BĐS Hà Nội: Căn hộ giá tầm trung hút khách

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I /2018, phân khúc căn hộ tầm trung tiếp tục là "điểm sáng" dẫn dắt thị trường. Tại Hà Nội, 8.800 căn hộ được chào bán từ 39 dự án, chiếm tới 3/4 tổng nguồn cung căn hộ và tập trung ở một số quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Long Biên.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com