Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Hà Nội: Kỳ lạ việc đấu giá đất sản xuất nông nghiệp bị “phù phép” thành đất xây dựng nhà ở kiên cố?

01/03/2022 09:30

Kinhte&Xahoi UBND xã tổ chức đấu giá cho thuê đất để sản xuất nông nghiệp, nhưng cây cối chẳng thấy đâu chỉ thấy những ngôi nhà kiên cố, sừng sững mọc lên.

Đấu giá cho thuê đất sản xuất nông nghiệp

Trong bản đồ hiện trạng những khu đất mà UBND xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, TP Hà Nội lập hồ sơ đấu giá cho thuê đất công ích, đất bãi bồi, đất mặt nước ao, hồ, đầm để sản xuất đất nông nghiệp lại có tình trạng nhiều ô đất trống không, đánh dấu thứ tự để đấu giá.

Ngôi nhà kiên cố được xây dựng trên đất mà UBND xã Thạch Đà cho đấu giá để sản xuất nông nghiệp.

Với mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, cũng như tận dụng quỹ đất để nâng cao thu nhập, ngay từ năm 2019, UBND xã Thạch Đà đã tổ chức đấu giá đất công ích, đất bãi bồi, đất mặt nước ao, hồ, đầm và thuê một đơn vị có vai trò làm trung gian tổ chức phiên đấu giá đất. Tuy nhiên, nhiều khu vực đấu giá không thành công.

Trước tình hình đó, ngày 23/9/2021, UBND xã Thạch Đà tiếp tục có Tờ trình số 105/TTr-UBND gửi UBND huyện Mê Linh về việc xin phê duyệt phương án đấu giá thuê đất nông nghiệp công ích, đất công, đất bãi bồi, để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn...

Đất nông nghiệp biến tướng thành các khu trại giống.

Theo kế hoạch, ngày 5/3 tới đây, UBND xã Thạch Đà sẽ tiếp tục tổ chức công khai việc đấu giá cho thuê đất công ích, đất bãi bồi, đất mặt nước ao, hồ, đầm để sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, UBND xã Thạch Đà sẽ tổ chức đấu giá khu vực bãi Già có diện tích đất là 52.217,4m2; khu vực bãi bồi là 1.418.092 m2; khu vực Ngòi, đầm Chài là 45.099,4m2.

Tất cả diện tích tại các khu vực được đấu giá chủ yếu dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và có thời hạn thầu là 5 năm.

Hồ sơ đấu giá thuê đất công ích, đất bãi bồi, đất mặt nước ào, hồ, đầm để sản xuất nông nghiệp và bản đồ hiện trạng đấu giá xã Thạch Đà.

Với mức giá khởi điểm để đấu giá thuê đất là 675 đồng/m2/năm, bước giá đấu thầu là 100 đồng/bước giá. Trong đó, người tham gia đấu giá thuê đất phải nộp khoản tiền đặt trước là 20% giá trị lô đất khi trúng thầu.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương, trong bản đồ hiện trạng những khu đất mà xã Thạch Đà lập hồ sơ đấu giá cho thuê đất công ích, đất bãi bồi, đất mặt nước ao, hồ, đầm để sản xuất đất nông nghiệp, có tình trạng nhiều ô đất trống không đánh dấu thứ tự để đấu giá.

“Phù phép” thành nhà ở?

Sau khi tổ chức đấu giá, cây trồng nông nghiệp chẳng thấy đâu người dân địa phương giật mình khi thấy những ngôi nhà kiên cố sừng sững xây trên chính những ô đất đâu giá này.

Ngôi nhà kiên cố được xây dựng trên đất đấu giá.

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Kiến Hào, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đà cho biết, những ô đất này thời điểm năm 2019 đã được đấu giá.

Tuy nhiên, nhiều hộ trúng thầu thời điểm đó chưa đóng đủ tiền theo quy định, có hộ sản xuất trên đất đấu giá nhưng không nộp tiền về ngân sách... nên phương án giải quyết là sẽ cho đấu giá sau.

“Bản thân mới nhận nhiệm vụ nên các tài liệu liên quan sẽ báo cáo lại với Chủ tịch UBND xã, để trả lời báo chí một cách khách quan và đầy đủ nhất”, ông Đỗ Kiến Hào nói.

Ông Lưu Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Thạch Đà lại cho rằng, ông Đỗ Kiến Hào thông tin như vậy là chưa chuẩn và đề nghị phía UBND xã sẽ cung cấp thêm các tài liệu liên quan.

Trao đổi về việc có hay không các lô đất trúng đấu giá mà trước đó UBND xã Thạch Đà đã tổ chức đấu thầu từ năm 2019 dùng để sản xuất nông nghiệp, nhưng lại xuất hiện tình trạng xây dựng nhà kiên cố, ông Lưu Văn Quang khẳng định là không có chuyện đó.

Tuy nhiên, khi đưa ra một số vị trí lô đất cụ thể, do người dân địa phương cung cấp về việc người trúng thầu đất để sản xuất nông nghiệp, nhưng đã tiến hành xây dựng nhà kiên cố tại các lô đất trúng đấu giá thời điểm năm 2019, thì ông Chủ tịch xã Thạch Đà lại không trả lời được.

Có hay không việc sử dụng sai mục đích đất nông nghiệp ở xã Thạch Đà và chính quyền xã Thạch Đà có buông lỏng trong việc quản lý đất đai và làm ngơ cho vi phạm?

Có hay không việc “mập mờ” giá đất trong quá trình đấu giá cho thuê đất công ích tại xã Thạch Đà? Các lô đất để trống trên bản đồ đấu giá có nguồn gốc thế nào? Ai đang là chủ sở hữu?

Đề  nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, nếu phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.

 Phong Vân - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Các trường ở 74 xã, phường đổi màu cam chuyển sang dạy học trực tuyến

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có thông báo gửi Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường THPT; Giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội về việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/dieu-tra-ban-doc/ha-noi-ky-la-viec-dau-gia-dat-san-xuat-nong-nghiep-bi-phu-phep-thanh-dat-xay-dung-nha-o-kien-co-d177277.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com