Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Hồi ức Tết xưa

28/01/2024 13:23

Kinhte&Xahoi Với nền văn minh lúa nước thì Tết là sự kết thúc cũng là sự khởi đầu của vòng quay thời gian Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân. Con người hồ hởi đón nhận nó bằng sự khởi phát tâm hồn, nồng nàn đón năm mới.

Bây giờ đã là tháng Chạp

Những ngày tháng Chạp, tháng cuối cùng của năm âm lịch làm tôi lại nhớ mẹ tôi. Bởi mọi thứ bồi hồi lắm, cái không khí giáp Tết, cuối năm khiến mọi thứ rạo rực, mẹ tôi cứ đi ra đi vào, tính toán, mua cái này cái kia, nào là mấy cân thịt lợn, thịt bò, rượu nếp, bánh chưng đặt ở nhà cậu… rồi mua hương hoa, vàng mã bày biện lên bàn thờ. Tụi tôi con nhỏ chỉ chạy lăng xăng, mong mẹ mua thêm cho áo quần mới, dép mới, để mặc đi Tết cho tươm tất, khoe khoang với mọi người. Nhà nghèo, nhưng Tết ba mẹ vẫn sắm sửa đầy đủ. Đó vừa là phong tục, cũng là sự vui chơi đủ đầy sau một năm vất vả.

Nhà nghiên cứu Nhất Thanh còn có quan sát thú vị đúng phong vị những ngày trước Tết mà ông ghi nhớ lại: Từ trung tuần tháng Chạp, phố xá, chợ búa đã bắt đầu có vẻ Tết, rồi mỗi ngày thêm nhộn nhịp, mấy buổi chợ cuối năm càng tưng bừng tấp nập “đông như chợ Tết”.

Hàng gì cũng nhiều gấp bội ngày thường đã đành, chợ Tết vẫn còn thêm đặc sắc về Tranh Pháo. Ta có tục cho trẻ nhỏ từ đưa lớn đến đứa năm sáu tuổi đi chơi chợ Tết phiên cuối năm, mua tranh mua pháo, mua quế chi ăn cho thơm miệng ngày Tết. Tại những nơi chợ họp phiên cuối tháng vào ngày 26 hay 27 thì thế nào cũng có thêm phiên chợ cho trẻ con vào ngày 28, 29 hay 30, cũng gọi là phiên chợ Tết. Đi chợ không thể quên không mua một hai cây mía thật lớn dựng bên bàn thờ ngày Tết làm gậy ông vải.

Cách sửa soạn, lo lắng của mẹ tôi cũng giống như người Việt ta vậy. Trong cuốn “Đất lề quê thói”, học giả Nhất Thanh viết: “Ta ăn Tết ba ngày mà có thể nói là sắm sửa Tết gần cả năm cũng không phải là ngoa. Nhà có vườn cau quanh năm lo lượm nhặt những tàu lá rụng, cắt lấy tước mỏng, quấn lại, gác bếp, để Tết gói giò. Người ta lo từ chiếc lạt giang để buộc bánh chưng, không đợi đến ngày Tết mới sắm. Nhiều nhà nuôi heo, nuôi gà từ đầu năm để Tết mổ thịt. Nhiều nơi có tục chơi họ giò bánh, mỗi tháng góp tiền, để lại một phần giao cho nhà cái đến Tết mua gáo thịt làm giò, gói bánh chưng chia nhau.

Dù còn nhỏ nhưng mẹ vẫn bắt tôi lau dọn nhà cửa, lau chùi đồ vật trong nhà, bàn thờ, treo mấy bức tranh, câu đối năm mới mẹ mua ở chợ Tết. Cái không khí rồi trang hoàng trong không gian đơn sơ đó khiến cho ngôi nhà sáng lên đôi chút, sang lên, ấm áp hơn, như cha ông ta thường nói: “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, Giàu khó ba muơi Tết mới hay”.

Ở quê tôi nhà nào cũng trồng cây nêu, một cây tre chặt tận gốc còn đủ ngọn lá, trồng trước ngõ hay sân, trước đây người ta còn tranh trí hoa văn rồi mấy chiếc khánh bằng đất nung để khi gió thổi chạm vào nhau có tiếng kêu thú vị. Tục trồng cây nêu là để tránh ma quỷ và khẳng định ngôi nhà đã có chủ rồi, không được quấy nhiễu.

Cây nêu được người ta hạ xuống sau Tết, thường là ngày mồng 7 khi vàng mã đã đốt xong. Bây giờ quê tôi, cây nêu người ta còn tranh trí hoa văn đẹp mắt, rồi đèn nháy, khi đêm xuống rực rỡ cả làng quê. Trước đây, người ta còn rắc vôi bột trước sân, ngõ hay lá dứa, cành đa, cũng ý là để xua đuổi ma quỷ, như tục đốt pháo vậy.

Tục xưa, bây giờ cũng nhạt phai nhiều, nhưng tục trông cây nêu thì quê tôi vẫn còn gìn giữ và có vẻ cầu kỳ, đặc sắc hơn. Chỉ có là mẹ tôi đã già, việc sắm Tết cũng đơn giản hơn vì con cái đã có gia đình riêng. Người già chỉ thơ thẩn mong con cháu về quê ăn Tết cho đỡ trống vắng, nhưng không phải đứa con, cháu nào cũng có cơ hội về quê.

Những ngày đoàn viên

Theo tác giả Nguyễn Kim Thản, Tết đối với người Việt Nam, theo một tập tục lâu đời, không chỉ đơn giản là ngày kết thúc một năm cũ và mở đầu một năm mới âm lịch. Đó là dịp nghỉ ngơi, mừng những thành quả của cả một năm lao động nông nghiệp vất vả, không có ngày nghỉ. Đó là dịp mọi người ăn ngon hơn, uống nhiều rượu hơn bất kỳ ngày vui mừng nào trong năm: “đói giỗ cha, no ba ngày Tết”, tục ngữ đã dạy như thế.

“Đó là dịp họp mặt của gia đình, thậm chí với cả đại gia đình: cha mẹ, anh chị em, có khi còn cả với ông bà, cụ kỵ, nội và ngoại để con, cháu, chắt chúc thọ người trên. Đó là dịp gặp gỡ họ hàng xa gần, bạn bè, đồng hương nơi thôn xóm. Thiêng liêng hơn, đây còn là dịp tưởng nhớ với lòng thành kính những người đã khuất trong gia đình - một sự tưởng nhớ lâu nay đã trở thành sự thờ cúng trang nghiêm. Mà những hoạt động đó lại diễn ra trong những ngày lập xuân, theo sự phân chia của lịch pháp cổ truyền mỗi năm chia làm 24 tiết: vào những ngày này mùa xuân bắt đầu sau mùa đông giá lạnh (nhất là ở miền Bắc Việt Nam), cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua sắc khoe hương, con người rạo rực sức sống, tràn đầy ước mơ, chào đón một năm mới nhiều hứa hẹn tốt lành… Tết gắn bó sâu sắc mỗi người con dân đất Việt với cộng đồng dân tộc chính là vì những lẽ đó”.

Ngày 23 tháng Cháp, Lễ ông Công ông Táo được người Việt coi là quan trọng nhất trong năm. Đây có thể coi là những ngày mở đầu để đón Tết, bởi khi cúng ông Công ông Táo xong coi như không khí đã rộn ràng lắm rồi. Đâu đâu cũng nói chuyện Tết, thăm hỏi xôn xao chuyến sắm Tết, con cháu có ai về không?.
Ảnh tư liệu minh họa.

Chập tối hôm cuối cùng của năm âm lịch này, xưa kia, nhà nhà đóng cửa sớm. Song ở thành phố, nhất là ở Hà Nội xưa, còn có hoạt động của các chú bé đi “súc sắc súc sẻ”. Đó là những cậu bé - thường là con nhà nghèo - đi chúc Tết. Các chú bé gồm 2-3 người, mặc áo dài, người cầm bó hương, người cầm một ống nứa dài khoảng 60-70cm, trong đó có một số đồng tiền bằng kim loại. Đến cửa mỗi nhà, chú thì xóc ống đựng tiền đó, chú thì đọc lời chúc tụng: “Súc sắc súc sẻ/ Nhà nào còn đèn còn lửa/ Mở cửa cho chúng tôi vào/ Bước lên giường cao/ Thấy con rồng thấp/ Bước xuống giường thấp/Thấy con rồng chầu/ Bước ra đằng sau/ Thấy nhà ngói lợp /Trâu ông còn buộc/ Ngựa ông còn cầm/ Ông sống một trăm/ Thêm năm tuổi lẻ/ Vợ ông sinh đẻ/ Những con tốt lành/ Những con như tranh/ Những con như rối/ Ông ngồi ông đối một câu/ Ve vẻ vè ve/ Cái bè qua sông/ Ông đi thuyền rồng/ Bà đi thuyền chúa/ Năm nay tốt lúa/ Thiên hạ được mùa”.

Theo cuốn “Đất lề quê thói” thì “Đêm 30 Tết, nhà nào chẳng còn đèn còn lửa", câu hát có dụng ý làm cho con người ta có bận mấy cũng phải tiếp đón chúng, nếu không mở cửa có khác gì nhà đã tro lạnh khói tàn, không còn ai nữa. Tục này, bây giờ không còn, quả là đáng tiếc.

“Có lẽ là vì từ bao nhiêu đời nay tổ tiên mình, rồi đến ông cha mình tin tưởng, rồi đến mình đây tin tưởng là đất đai cũng như sinh vật, ngưng hoạt động trong những ngày cuối năm, lại bắt đầu sống lại, với sự trở về sắp tới của khí ấm. Từ quan niệm đó, người ta vui mừng trông đợi lúc cây cối và muôn vật trở lại cuộc sống bình thường và ao ước năm mới phải có một cái gì mới, một tiến bộ mới.

Người nông dân ao ước sản xuất nhiều, người thị thành ao ước khôn ngoan hơn, giàu có hơn, trưởng thành hơn. Bao nhiêu thù oán xếp lại, tình đoàn kết được đề cao, sự lo buồn lộn xộn quẳng đi một xó. Người ta thăm hỏi nhau, kiêng mắng chó chửi mèo, kiêng hốt rác, rồi trông nêu, vạch vôi vẽ cung tên, chẳng qua chỉ là để hi vọng năm sắp tới bản thân mình, gia đình mình, làng nước mình sẽ khôn ngoan hơn, khoẻ mạnh hơn, sinh sản nhiều hơn. Người ta chúc mừng nhau, cầu trời khấn phật, chỉ là để xin các sức huyền bí viện trợ cho mình. Sự hoang đường mê tín thường xuất phát từ một nhu cầu thực tế. Không theo như thế thì không yên dạ. Không yên dạ vì sợ rông, vì sợ xúi quẩy cả năm, nhưng không yên dạ còn vì sợ việc này hay việc nọ trong năm sẽ không bằng được năm cũ.

Nghe thấy nói trước đây, ở chợ Đồng (Hà Nam), chợ Phủ Giày (Nam Định), có những người đến phiên chợ cuối năm thường cố mang một thứ hàng, bất kì nhiều ít, bất kì tốt xấu đi bán, chỉ mong bán chạy chớ không mong lấy tiền. Bán như thế là bán cái xúi quẩy của năm cũ đi. Cũng vậy, ở Nghệ Tĩnh trở vào Thừa Thiên ngày trước cũng có tục đến phiên chợ tết thì đem đồ đi bán và rao “Có ai mua dại ra mua” và không cần bán mà cũng không cần ai trả lời mua hay là không mua.

Tất cả những tục lệ ấy, ý nghĩa sâu xa là biểu hiện nguyện vọng của dân tộc muốn cho mọi sự trong năm mới phải hơn năm cũ”.

(Trích “Thương nhớ mười hai” - Vũ Bằng) 

Tuấn Ngọc - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sẽ trở thành trung tâm giao lưu văn hóa

Sáng 26-1, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025” dự khai mạc trưng bày giới thiệu quá trình trùng tu biệt thự 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/hoi-uc-tet-xua-d203813.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com