Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Kết quả thi THPT Quốc gia 2019: Không còn “mưa” điểm 10, không còn tình trạng 30 điểm vẫn trượt đại học

15/07/2019 14:35

Kinhte&Xahoi Sáng 14/7, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố điểm thi và kết quả phân tích phổ điểm của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, điểm cao nhất là môn Giáo dục công dân (GDCD), thấp nhất là tiếng Anh. Điểm trung bình các môn thi năm nay hầu hết đều cao hơn năm 2018. Theo các chuyên gia tuyển sinh, sẽ có khoảng trên 90% thí sinh đỗ tốt nghiệp và sẽ không còn tình trạng 30 điểm vẫn trượt đại học.

Năm nay, sẽ không có chuyện 30 điểm vẫn trượt đại học. Ảnh minh họa

3.128 thí sinh trượt tốt nghiệp

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia năm 2019 tăng hơn năm trước. Hầu hết các môn có mức điểm trung bình ở ngưỡng 5-6. Riêng 3 môn Lịch sử, Tiếng Anh, Sinh học, điểm trung bình dưới 5.

Trong tổng số 1.287 bài thi điểm 10 thì môn GDCD có số lượng nhiều nhất (784 bài thi, chiếm 0,15% trong tổng số 494.086 bài thi); Tiếng Anh đứng thứ hai với 299 bài; Lịch sử đứng thứ ba với 80 bài…

Ở chiều ngược lại, cả nước có 3.128 thí sinh bị điểm liệt (dưới 1 điểm), đồng nghĩa vớt trượt tốt nghiệp trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Nhiều điểm liệt nhất là môn thi Ngữ Văn với 1.265 thí sinh. Tiếp theo là môn tiếng Anh (630 em); Lịch sử có 395 thí sinh; Môn Toán có 345 thí sinh; Hóa học có 187 thí sinh; Vật lý có 150 thí sinh; Địa lý có 47 thí sinh; GDCD có 11 thí sinh.

Nhìn vào phổ điểm 9 môn thi THPT quốc gia năm 2019, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, điểm thi THPT quốc gia năm nay đã phản ánh đúng chất lượng dạy học, đánh giá đúng năng lực của học sinh, bảo đảm phân hoá phù hợp, công bằng đối với mọi đối tượng học sinh. Môn Lịch sử và tiếng Anh, dù điểm trung bình dưới 5 nhưng phản ánh đúng thực trạng dạy và học các môn này ở phổ thông nhiều năm nay…

Lý giải về điểm thi môn Tiếng Anh (một trong ba môn thi bắt buộc trong kì thi) nhưng lượng điểm dưới trung bình nhiều và số lượng điểm 8 trở lên cũng lớn, các chuyên gia cho rằng, có sự chênh lệch khá lớn giữa chất lượng giảng dạy giữa các vùng miền, giữa vùng thành thị với nông thôn và miền núi.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tại Sơn La, Hà Giang giảm gần 20%

Cùng với kết quả thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT đồng thời công bố phổ điểm các môn thi và tổ hợp xét tuyển ĐH. Theo phân tích phổ điểm của các khối thi truyền thống, mức điểm trung bình 3 môn của mỗi khối năm nay ở mức 16-18 điểm. Cụ thể, khối A0 có điểm trung bình là 17.73, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 19.55.

Khối A1, điểm trung bình là 17.39, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 17.75 điểm. Khối B điểm trung bình là 16.85, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 17.80. Khối C điểm trung bình là 15.64, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 15.50. Khối D0 là 15.78 điểm trung bình, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 15.

Phổ điểm các khối thi, có khoảng 75% thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên. Ở ngưỡng điểm 20, đồ thị có sự phân hóa đều nhưng từ ngưỡng 24 điểm thì độ dốc của đồ thị lớn. Sắp xếp điểm thi theo 6 tổ hợp truyền thống, cả nước có tổng cộng 5 thí sinh đạt từ 29 điểm trở lên, nhưng không có thí sinh nào đạt điểm tối đa 30/30 điểm.

Số thí sinh đạt điểm cao nhất nằm ở khối A (Toán, Lý, Hóa) với 51 thí sinh đạt điểm từ 28 - 29; nhưng chỉ có duy nhất 1 thí sinh đạt trên 29 điểm và không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối 30/30. Ở tổ hợp khối A cũng chỉ có 260 thí sinh đạt điểm từ 27 - 28; 1.115 thí sinh đạt từ 26 - 27 và 2.886 thí sinh đạt từ 25 - 26.

Đáng nói, có những thí sinh đạt điểm rất thấp, có thí sinh tổng 3 môn chỉ được từ 2 - 3 điểm; 2 thí sinh tổng được 3 - 4 điểm; có 30 thí sinh điểm từ bằng hoặc dưới 5. Có tổng số 19.154 thí sinh có điểm bằng hoặc dưới mức trung bình.

Tổ hợp khối B có 333.694 thí sinh đăng ký, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 17,8; trung bình điểm của khối B là 16,85. Ở tổ hợp khối B, chỉ có 4 thí sinh đạt từ 29 - 30 điểm; 63 thí sinh đạt từ 28 - 29 điểm; 283 thí sinh đạt từ 27 - 28 điểm và có tới 28.153 thí sinh đạt điểm từ 15 trở xuống.

Khối C (Văn, Sử, Địa), cả nước có 7 thí sinh đạt điểm từ 28 - 29 điểm, không có thí sinh nào đạt từ 29 - 30 điểm; có 116 thí sinh đạt từ 27 - 28 điểm; có 525 thí sinh đạt tổng điểm 3 môn được từ 26 - 27.

Với tổ hợp khối D (Toán, Văn, Anh), không có thí sinh nào đạt điểm từ 29 - 30 điểm; chỉ duy nhất 1 thí sinh đạt từ 28 - 29 điểm; có 79 thí sinh đạt điểm từ 27 - 28; và có tới 78.485 thí sinh có điểm đạt dưới trung bình (từ 15 điểm trở xuống).

Phân tích dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2019, TS. Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT cho rằng, tuyển sinh năm nay sẽ không thể theo kiểu 30 điểm vẫn trượt đại học bởi không còn những “cơn mưa” điểm 10 như một số năm trước.

Như vậy, với tính phân loại cao, năm nay các trường ĐH sẽ dễ dàng hơn trong việc xét tuyển theo điểm từ cao xuống… Các thí sinh từ điểm thi của mình, có thể xác định lại nguyện vọng vào các trường, khối ngành ĐH mình yêu thích. Theo các chuyên gia, dự kiến điểm chuẩn năm nay của các trường cũng sẽ tăng nhẹ so với năm trước…

Mặt khác, dù năm nay dự kiến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung trên cả nước đều giảm do tỷ lệ xét điểm thi THPT quốc gia là 70% và kết quả học tập 30% thay vì 50% - 50% như năm 2018. Theo TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT thì với kết quả khả quan của phổ điểm thi THPT quốc gia năm nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của cả nước sẽ khoảng trên 90% dù cách tính điểm xét tốt nghiệp đã thay đổi.

Đối với điểm “nóng” mùa thi trước là Sơn La, năm nay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung của địa phương này là 71.97%. Trong đó hệ THPT là 77.79% và hệ giáo dục thường xuyên là 28.34%. Có 1 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là trường THCS&THPT Chu Văn An.

Năm 2018, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của tỉnh là 97,29%. Như vậy, tỷ lệ tốt nghiệp tại địa phương này sụt tới gần 20%. Tại Hà Giang, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của toàn tỉnh là 71.96%, thấp hơn năm 2018 (89.35%) là gần 17%.

Những việc thí sinh cần làm sau khi biết điểm

Sau khi nhận kết quả, nếu thấy thắc mắc về điểm số, thí sinh đều có thể làm đơn phúc khảo để được chấm lại bài thi. Trường phổ thông, nơi thí sinh đăng ký dự thi chỉ nhận đơn phúc khảo của thí sinh từ ngày 14/7 đến hết ngày 23/7 và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi.

Trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh. Chênh lệch từ 0,25 điểm trong bài thi THPT quốc gia sẽ được điều chỉnh.

Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản). Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định.

Kết quả phúc khảo bài thi hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo do các Sở GD&ĐT chủ trì hoàn thành chậm nhất ngày 4/8. Thí sinh có thể thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo phương thức trực tuyến từ ngày 22/7 đến 17h ngày 29/7.

Đối với các thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng Phiếu đăng ký xét tuyển sẽ bắt đầu từ ngày 22/7 đến 17h ngày 31/7.

Từ ngày 16 đến 18/7, Cổng thông tin tuyển sinh sẽ mở để thí sinh, điểm tiếp nhận hồ sơ thực hành thử nghiệm việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến và bằng phiếu. Đây là giai đoạn chạy thử phần mềm, giúp thí sinh, điểm tiếp nhận hồ sơ làm quen.

Trước ngày 21/7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe. Trước ngày 22/7, các trường đại học, cao đẳng công bố mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Trước 17h ngày 9/8, các trường ĐH, CĐ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Trước 17h ngày 15/8, thí sinh xác nhận nhập học đợt 1. Từ ngày 28/8, các trường ĐH, CĐ tuyển bổ sung (các trường chủ động công bố lịch tuyển sinh bổ sung trước 10 ngày so với ngày xét tuyển). 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com