Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Khởi tố vụ chôn chất thải nguy hại tại Xí nghiệp Công ty Bóng đèn Điện Quang

22/05/2022 11:00

Kinhte&Xahoi Công an đã khởi tố vụ án để điều tra về hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại Xí nghiệp Đèn ống thuộc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Ngày 21/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Biên Hoà (Đồng Nai) đã khởi tố vụ án để điều tra về hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại Xí nghiệp Đèn ống thuộc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (đường số 3, Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, TP Biên Hoà).

Kết quả điều tra ban đầu, xác định hành vi quản lý, xử lý chất thải tại Xí nghiệp Đèn ống - Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, Công an TP Biên Hòa đã khởi tố vụ án để điều tra.

Lực lượng chức năng khai quật hầm chôn chất thải trong khuôn viên xí nghiệp của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang. (Ảnh: Công an Đồng Nai)

Trước đó, như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin từ nguồn tin Cổng thông tin Công an tỉnh Đồng Nai, chiều 20/4, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã bắt quả tang công nhân Xí nghiệp Đèn ống thuộc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đang thực hiện hành vi tiêu hủy chất thải nguy hại không đúng quy định.

Tại thời điểm kiểm tra, 3 nhân viên đang tiến hành tiêu hủy các vỏ bóng đèn thải. Bước đầu, các nhân viên này khai nhận thực hiện xay nghiền từ ngày 8/3/2022, đến nay.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định, trong quá trình sản xuất từ trước đến nay, xí nghiệp này đã phát sinh tổng số lượng bóng đèn thải hơn 732 nghìn cái (trọng lượng hơn 24 tấn), 920kg ống thủy tinh lỗi và khoảng 4 tấn bóng đèn lỗi.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện còn lại hơn 205 nghìn bóng đèn thải (trong lượng hơn 6,8 tấn), số lượng đã nghiền nhỏ trọng lượng khoảng 22 tấn. Toàn bộ số chất thải trên đều để ngoài trời, không được thu gom, lưu giữ theo quy định.

Theo xác minh của cơ quan chức năng, sau khi nghiền số bóng đèn thải, các công nhân đã sử dụng nước làm ướt để tránh bụi bay ra (nghi là bột huỳnh quang trong các bóng đèn thải). Số nước thải này sau khi lắng xuống bể đã tạo thành những phần bột lắng và tiếp tục được công nhân thu gom lại, đổ xuống các bể chứa bên trong nhà kho, một số khác theo nước chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa.

Cũng theo cơ quan chức năng, xí nghiệp của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang không có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, nước thải kèm bùn thải từ quy trình nghiền bóng đèn thải đều được xả vào hệ thống thoát nước mưa. Lượng nước thải trong quá trình nghiền vỏ bóng đèn thải chảy tràn vào hệ thống nước mưa của công ty với lưu lượng 0,5m3/ngày (24 giờ).

Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện hơn 6,2 tấn bột huỳnh quang thải phát sinh từ hoạt động sản xuất từ năm 2015 đang được Xí nghiệp Đèn ống của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang lưu giữ cạnh xưởng sản xuất.

Qua nhiều ngày kiểm tra, thu gom số chất thải nguy hại tại Xí nghiệp Đèn ống của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 8 tấn bóng đèn hư, hơn 81 tấn thủy tinh đã nghiền, 900kg thủy tinh lẫn bùn thải, hơn 32 tấn nước phát sinh từ hoạt động tiêu hủy...

Cơ quan chức năng xác định, Xí nghiệp Đèn ống thuộc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã vi phạm các lỗi như: Không thu gom chất thải để xử lý theo quy định, tự xử lý các loại chất thải không được đăng ký trong các thủ tục được cơ quan chức năng cho phép, chôn lấp các loại chất thải nguy hại trái quy định tại khuôn viên của công ty.

Trước đó, liên quan đến vụ việc này, trao đổi với phóng viên, Luật sư Phan Thị Lam Hồng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội đánh giá, đây là vụ việc nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường. Tùy mức độ vi phạm và thiệt hại, cơ quan chức năng xử phạt hành chính hoặc có thể khởi tố vụ án để điều tra

Theo Luật sư Hồng, hành vi chôn rác thải gây nguy hại cho môi trường là hành vi chôn lấp, xả thải… những rác thải, chất thải công nghiệp gây nguy hại ra ngoài môi trường mà không qua xử lý, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống xung quanh và sức khỏe người dân.

Trong đó, các hành vi chôn lấp chất thải trái phép gây ô nhiễm môi trường có thể bị xử phạt hành chính về vi phạm trong lĩnh vực môi trường và trong trường hợp có đủ căn cứ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 55/2020/NĐ-CP ngày 24/5/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức; Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với giấy phép xử lý chất thải nguy, giấy phép xả thải khí thải công nghiệp…

Trường hợp xác định chất thải được chôn lấp là chất thải rắn công nghiệp thông thường thì theo điểm e khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2020/NĐ-CP có thể bị phạt tiền lên đến 250 triệu đồng tùy vào khối lượng chất thải và có thể áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung cũng như biện pháp khắc phục hậu quả.

Trường hợp xác định chất thải được chôn lấp là chất thải nguy hại thì theo khoản 7 điều 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng tùy vào khối lượng chất thải và có thể áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung cũng như biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, tùy vào khối lượng và loại chất thải, hành vi chôn rác thải gây nguy hại cho môi trường có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội gây ô nhiễm môi trường”.

Theo Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cá nhân phạm tội này có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù với mức cao nhất 7 năm; Ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền lên đến 7 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Ngoài ra còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 đến 3 năm.

Bên cạnh đó, luật pháp Việt Nam cũng quy định phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng đối với hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A, Công ước Stockholm (ký năm 2001, có hiệu lực từ tháng 5/2004) về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật dưới 3.000kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. 

 Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hội Người mù Thành phố: Thắp sáng tinh thần đoàn kết

Sáng 19/5, Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Hội và bế mạc Festival Niềm tin và Ánh sáng lần thứ V. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã tới dự lễ kỷ niệm.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com