Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Khu vực nông thôn Hà Nội vẫn thiếu nước sạch

30/07/2023 10:10

Kinhte&Xahoi Đến nay, khu vực nông thôn Hà Nội vẫn còn 139 xã chưa có nước sạch, trong đó, 121 xã đã giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện, 28 xã chưa có nhà đầu tư.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã huy động được nguồn lực lớn từ xã hội hóa để đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho khu vực ngoại thành, góp phần nâng tỷ lệ người dân được tiếp cận nguồn nước sạch đạt 85% vào năm 2023. Đây là nỗ lực lớn của thành phố và các đơn vị đầu tư.

Tuy nhiên, tiến độ này chưa đạt yêu cầu, khiến nhiều địa phương ở ngoại thành vẫn thiếu nước sạch trầm trọng. Để đạt mục tiêu 100% người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch vào năm 2025, các sở, ngành của thành phố và chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cấp nước sạch cho người dân.

Huyện Đan Phượng còn 8 xã chưa có nước sạch, người dân vẫn phải dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt.

Còn 139 xã chưa có nước sạch

Nhiều năm nay, người dân xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì) vẫn chưa được sử dụng nước sạch. Hằng ngày, để có nước sinh hoạt, người dân phải sử dụng từ 3 nguồn: Nước giếng khơi, giếng khoan và bơm trực tiếp từ sông Đà về. Tuy nhiên, cả 3 nguồn nước này đều không bảo đảm vệ sinh do nhiễm tạp chất, mùi tanh nên các gia đình phải xây bể lọc, bể lắng để sử dụng…

Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Ba Vì Nguyễn Văn Tùng, đến thời điểm này, mạng lưới cấp nước sạch tập trung từ nguồn của thành phố đã bao phủ 24/31 xã, thị trấn của huyện. Trong đó, số dân được tiếp cận nước sạch là 62.953 hộ, bằng 82%. Song, số hộ đăng ký sử dụng nước sạch mới có 51,8%. Riêng 3 xã miền núi: Minh Quang, Ba Vì, Khánh Thượng chưa có nhà đầu tư nên người dân chưa được sử dụng nước sạch.

Tình trạng trên cũng xảy ra tại 9 xã vùng bãi của huyện Phúc Thọ. Trong đó, 4 xã gồm: Xuân Đình, Hát Môn, Tam Thuấn, Vân Hà chưa có nhà đầu tư và 5 xã: Long Xuyên, Thượng Cốc, Thanh Đa, Vân Nam, Vân Phúc đã được UBND thành phố giao nhà đầu tư từ năm 2017, nhưng đến nay các dự án chưa được triển khai. Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết, UBND huyện đã kiến nghị thành phố Hà Nội thu hồi các dự án này để giao cho đơn vị khác triển khai.

Vận hành trạm cấp nước sạch ở xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ). 

Tương tự, tại huyện Sóc Sơn, còn 18 xã chưa được sử dụng nước sạch từ nguồn cấp nước tập trung của thành phố. Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn Nguyễn Xuân Thắng, trước tình trạng thiếu hụt nước sạch, địa phương đã nhiều lần làm việc với các sở, ngành và Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội yêu cầu triển khai dự án cấp nước cho địa phương, nhưng tiến độ rất chậm.

“Với tình hình hiện tại, chỉ tiêu cấp nước sạch thành phố giao cho huyện trong năm 2023 đạt 85% là không khả thi. Bởi, tính đến tháng 7-2023, tỷ lệ số hộ dân được cấp nước sạch từ nguồn tập trung của thành phố mới đạt 33%. Thậm chí, xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ bị ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn cũng chỉ có 30% số hộ dân được tiếp cận nguồn nước sạch”, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố đạt khoảng 1.530.000m3/ngày đêm. Nguồn nước này đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của 100% dân cư đô thị và 85% người dân khu vực nông thôn. Do đó, toàn thành phố vẫn còn 139 xã chưa có nước sạch, trong đó, 121 xã đã giao nhà đầu tư, nhưng chưa thực hiện, 28 xã chưa có nhà đầu tư. Cụ thể, huyện Sóc Sơn (18 xã), huyện Thạch Thất (11 xã), huyện Đan Phượng (8 xã), huyện Quốc Oai (2 xã), huyện Phúc Thọ (9 xã), huyện Thanh Oai (10 xã), huyện Chương Mỹ (15 xã), huyện Ứng Hòa (22 xã), huyện Mỹ Đức (21 xã), huyện Thường Tín (21 xã)…

Sở Xây dựng cũng chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này là do việc triển khai các dự án nước sạch tại khu vực nông thôn có chi phí đầu tư lớn, song người dân đấu nối, sử dụng ít nên không bảo đảm cân đối thu - chi của các đơn vị đầu tư... Bất cập này ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của nhiều người dân khu vực nông thôn.

Nhà máy nước mặt sông Hồng chậm tiến độ, gây ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch cho người dân. Ảnh minh họa

Đẩy nhanh tiến độ triển khai

Mới đây, tại Văn bản số 378/SXD-HT, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cấp nước sạch cho khu vực ngoại thành. Cụ thể, đối với khu vực chưa có nhà đầu tư và khu vực nhà đầu tư chậm triển khai dự án, Sở Xây dựng đề xuất UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh chủ trương đầu tư và thẩm định lại các dự án do các nhà đầu tư đề xuất triển khai.

Trong đó, tại huyện Thạch Thất còn 11 xã chưa có mạng cấp nước sạch, đề xuất giao Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây, Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Thủ Đô và Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội triển khai. Đối với 11 xã của huyện Chương Mỹ và 2 xã (Đông Xuân, Phú Mãn) của huyện Quốc Oai, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Xuân Mai đề xuất điều chỉnh dự án mở rộng vùng cấp nước cho các xã trên.

Trên địa bàn 3 xã của huyện Đông Anh và 18 xã của huyện Sóc Sơn, giao Công ty nước sạch số 2 Hà Nội thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, đơn vị phải phối hợp với Công ty cổ phần Cấp nước Mê Linh và Công ty Cấp nước Ngọc Anh thực hiện khớp nối với hệ thống mạng cấp nước hiện có.

21 xã còn lại của huyện Ứng Hòa và 26 xã của huyện Mỹ Đức, Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam đề xuất được mở rộng mạng cấp nước cho toàn bộ khu vực và kết nối nguồn cấp bổ sung từ Hà Nam theo định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 6-4-2021.

Địa bàn các huyện Phúc Thọ, Thường Tín, Thanh Oai…, Sở Xây dựng cũng đồng ý với đề xuất của các nhà đầu tư.

Đến năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành việc cấp nước sạch cho 100% người dân khu vực ngoại thành. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, đối với 3 xã miền núi: Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang (huyện Ba Vì), do không thể kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa nên UBND thành phố giao huyện Ba Vì làm chủ đầu tư.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND thành phố và tinh thần vào cuộc khẩn trương của các sở, ngành, nhà đầu tư, đến cuối năm 2023, khu vực ngoại thành có thêm 45 xã hoàn thành mạng cấp nước sạch, nâng tỷ lệ người dân được tiếp cận nguồn nước sạch lên 90%; đến năm 2025, hoàn thành mạng lưới cung cấp nước sạch cho 100% khu vực ngoại thành...

 Hoàng Sơn - Kim Liên - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ đô Hà Nội 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Ngày 29-5-2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan và có hiệu lực từ ngày 1-8-2008. 15 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp các bộ, ngành, địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống, đoàn kết, phấn đấu, vượt qua thách thức, triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/khu-vuc-nong-thon-ha-noi-van-thieu-nuoc-sach-636732.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com