Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Mới có 6/106 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại

02/10/2021 11:11

Kinhte&Xahoi Tính đến cuối tháng 9/2021, mới chỉ có 6 nhà máy điện gió với tổng công suất 272,4MW được công nhận vận hành thương mại (COD).

Dự án Nhà máy điện gió Ea Nam

Chiều 1/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông tin cập nhật về tình hình công nhận vận hành thương mại (COD) đối với các nhà máy điện gió đến ngày 30/9/2021.

Theo đó, đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD), với tổng công suất đăng ký thử nghiệm là 5655,5MW.

Trong khi đó, tính đến ngày 30/9/2021 mới chỉ có 6 nhà máy điện gió với tổng công suất 272,4MW được công nhận COD.

Trong đó, gồm Nhà máy điện gió Hòa Bình 1 - giai đoạn 2 công suất 42,2MW; Nhà máy điện gió số 5 Ninh Thuận (46,2MW); Điện gió 7A (33,4MW); Nhà máy điện gió Đông Hải 1 - giai đoạn 2 (50MW); Nhà máy điện gió Ea Nam (12,6MW) và Nhà máy BIM với công suất 88MW.

Chiều 30/9, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công thương, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, vừa qua, cục này nhận được khá nhiều đề xuất của UBND các tỉnh, chủ đầu tư với nhiều lý do không kịp tiến độ để hưởng giá FIT (ưu đãi). Lý do chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chậm tiến độ các dự án.

Ông Dũng cũng cho biết, theo Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ, sau ngày 31/10/2021, cơ chế giá FIT cho điện gió sẽ hết hạn, Bộ Công thương có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất phương án đấu thầu, xác định giá đối với các dự án điện gió.

"Do đó, Bộ Công thương đang khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các dự án điện gió trong thời gian tới, theo hướng phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Điện lực", ông Dũng nói.

Đặc biệt, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cũng cho biết, trong tương lai, các dự án điện gió sẽ chuyển từ cơ chế giá cố định sang lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu.

"Việc chuyển dịch từ cơ chế giá cố định sang cơ chế đấu thầu, lựa chọn chủ đầu tư là xu hướng chung của thế giới và phù hợp với khuôn khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam ở thời điểm này", ông Dũng nói.

Vị này nhận định, cơ chế giá cố định là công cụ thúc đẩy tốt cho thị trường năng lượng tái tạo mới phát triển như tại Việt Nam những năm trước đây. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thế giới, khi thị trường năng lượng đã phát triển đến quy mô nhất định, việc chuyển sang cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sẽ tốt hơn cho công tác quản lý, bảo đảm sự tăng độ minh bạch, tăng tính cạnh tranh cạnh tranh.

Trước đó, nhiều địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Gia Lai, Trà Vinh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đề nghị gia hạn giá ưu đãi cho các dự án điện gió trên địa bàn không kịp COD trước ngày 1/11/2021 vì Covid-19.

Theo các địa phương, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khả năng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành, vận hành thương mại trước tháng 11/2021 để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 Uscent/kWh, theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nguyên nhân được các địa phương đưa ra là do dịch Covid-19 ảnh hưởng tới tiến độ cung cấp tuabin gió bị ảnh hưởng (nhà thầu cung cấp thiết bị ở nước ngoài chậm tiến độ tại nước sở tại, vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng gặp khó do giãn cách xã hội), hoạt động xuất nhập cảnh của chuyên gia và công nhân, xuất nhập khẩu hàng hóa bị gián đoạn, giá cả vật tư tăng cao bất thường... nên rất nhiều dự án điện gió đều đứng trước ngưỡng cửa chậm tiến độ vận hành.

Trên cơ sở đó, các địa phương đề nghị gia hạn thêm lần lượt đến hết năm 2022, quý I/2022 hoặc hết tháng 4/2022.

Sau khi nhận được văn bản của các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ Công thương xem xét cụ thể kiến nghị của các địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề vượt thẩm quyền trước ngày 30/9/2021.

 Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội và tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong cuộc chiến chống "giặc" Covid-19

Đã 76 năm trôi qua, dư âm chiến thắng của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn còn vang vọng trong lòng nhiều người dân Thủ đô. Thành công của Cách mạng Tháng Tám cho đến ngày hôm nay vẫn để lại nhiều bài học quý báu, để từ đó, thế hệ sau vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Chung dòng chảy đó, Hà Nội cũng đã linh hoạt vận dụng những bài học từ Cách mạng Tháng Tám trong cuộc chiến cam go không kém trong lịch sử- cuộc chiến với “giặc" Covid-19

Sở Công thương Hà Nội lập danh sách 700 shipper giao nhận hàng hóa

Để thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn, Sở Công thương Hà Nội đã lập danh sách 700 người sử dụng xe môtô 2 bánh vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/moi-co-6106-nha-may-dien-gio-duoc-cong-nhan-van-hanh-thuong-mai-179196.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com