Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Mới lạ sắc xuân nơi ngã ba biên giới

20/01/2020 09:08

Kinhte&Xahoi Nằm giữa ngã ba biên giới hai tỉnh Kon Tum - Quảng Nam tiếp giáp Lào, nhiều năm qua, Pêtapoóc không trở thành thôn vì không đủ dân cư. Với sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), từ bản nhiều không, Pêtapoóc đã có nhà kiên cố, biết trồng lúa nước, có sinh viên đại học.

Trung úy Coor Trung hướng dẫn dân làng Pêtapoóc làm lúa nước.

“Bản nhiều không” 

Nằm biệt lập dưới một thung lũng nơi giáp địa giới tỉnh Kon Tum và biên giới Việt - Lào, Pêtapoóc (xã Đắk Pring, Nam Giang, Quảng Nam) thực sự là một bản làng khó tiếp cận với bất kỳ ai.

Trước đây, để lên Pêtapoóc phải mất nửa ngày đi bộ, luồn rừng dưới tán mây gai, rừng rậm, leo hết những con dốc dựng đứng lại vượt vực suối sâu, có những chỗ sạt lở nặng, con đường chỉ còn như sợi dây mảnh mai vắt ngang giữa sườn núi và vực thẳm, loài vắt chực chờ hai bên đường hút máu. 

Năm 2005, con đường công vụ được mở phục vụ công tác tuần tra mốc 733, 735 đi qua Pêtapoóc. Nhiều năm không được sửa chữa, con đường nay toàn ổ gà, ổ voi, chỉ dài 20km nhưng người chạy xe máy giỏi nhất cũng phải mất ba giờ đồng hồ. 

Để đến được Pêtapoóc thì phải qua sông Rinh. Mùa khô, sông Rinh nhiều đoạn chỉ cạn đến đầu gối, nhưng nó trở nên vô cùng hung dữ sau mỗi cơn mưa. Để vượt sông, phải khiêng xe qua.

Bà con trước làm bè qua sông, nhưng chiếc bè đã nhanh chóng bị những cơn lũ từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi. Từ tháng 9 trở đi, Pêtapoóc trở thành ốc đảo.

Trước 1995, Pêtapoóc thuộc xã Đắk Blô, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum với gần 300 khẩu dân tộc Giẻ Triêng. Sau này người ta mới phát hiện ra, mặc dù nhân khẩu thuộc về Kon Tum, nhưng về địa giới, thôn lại nằm trên đất của xã Đắk Pring, Nam Giang, Quảng Nam. Vì vậy, bà con đã tiến hành cuộc di cư về Kon Tum. 

Năm 2005, phần vì thiếu đất sản xuất, phần vì nhớ nơi quê cha, đất tổ, tiếc ruộng lúa bỏ hoang nên 10 hộ dân quay trở lại Pêtapoóc. Sau vài đợt dịch chuyển nữa, Pêtapoóc còn lại 9 hộ/34 khẩu. Nay 9 hộ/39 khẩu.

Ngày xưa, người dân sống tạm bợ trong những ngôi nhà vách đan phên nứa và mái lợp lồ ô. Pêtapoóc không phải là “3-4 không” như nhiều nơi khác mà là “nhiều không”: Không điện, không đường, không trường, không trạm, không nhà sinh hoạt văn hóa, không có hộ khá… Từ trẻ con tới người già không ai biết mặt chữ, họ sống nhờ săn bắn hái lượm, bắt cá dưới suối. Khi nào bẫy được con thú thì bữa ăn có thịt. Ngày thường, có khi bà con chỉ ăn sắn và măng rừng.

 Một đứa trẻ chào đời là sự kiện ở Petapoóc.

“Cánh tay nối dài” của bộ đội

Khi dân làng trở về, một cuộc họp công khai được tổ chức để bầu cán bộ thôn. Bà con sau đó đã bầu được Trưởng thôn là Kring Thôi, phụ trách Mặt trận Kring Vây, Công an thôn Kring Hội, Thôn đội trưởng Un Diêm. Ấy vậy mà đến tháng 8/2012, nguồn phụ cấp ít ỏi từ việc cân đối ngân sách của xã dành cho “chính quyền thôn” cũng bị cắt, bởi cấp trên “phát hiện” ra Pêtapoóc không phải là thôn, bản của xã. 

Thượng tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Nam cho biết, trước đây chỉ có lực lượng biên phòng hỗ trợ, đầu tư công sức và kêu gọi các tổ chức cá nhân đến giúp đỡ Pêtapoóc.

Dù vậy, việc đầu tư phát triển khu vực này rất khó khăn do Pêtapoóc chưa được công nhận đơn vị hành chính. “Chúng tôi cùng với huyện Nam Giang từng đứng ra đề nghị với HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam công nhận Pêtapoóc là đơn vị hành chính cấp thôn nhưng bất thành với lý do là không đủ tiêu chí về dân số theo quy định”, ông Mẫn nói.

Sau này, Pêtapoóc chỉ được công nhận là cụm dân cư thuộc thôn 48, Đắk Pring. Mọi người vẫn mừng lắm, vì như vậy, từ nay mọi người đã là thành viên chính thức của mảnh đất này, có hộ khẩu, có chứng minh nhân dân, có quyền lợi như bao công dân khác. Gia đình Un Phúc rất tự hào khi cậu con trai đầu lòng của anh là công dân đầu tiên của Pêtapoóc được khai sinh tại Đắc Pring. 

Năm 2012, Trưởng thôn Kring Thôi qua đời vì tai nạn xe máy. Bà Y Kiêng, vợ Trưởng thôn Kring Thôi tiếp tục “tiếp quản” công việc của chồng.

Tháng 3/2013, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đắc Pring tổ chức những đợt hành quân về Pêtapoóc dựng nhà mới cho bà con. 

Ba tháng dầm mình trong mưa nắng, gió lạnh, ruồi vàng bạt núi, xẻ cây. Bằng đôi bàn tay khéo léo, chín ngôi nhà thơm mùi gỗ mới, ấm tình quân dân đã được dựng lên. Lần đầu tiên người dân Pêtapoóc biết đến nhiều thứ: Chiếc máy thủy điện chiếu sáng chín nóc nhà. Từ đập thủy điện, mọi người cùng làm đường nước dẫn về tận bản, làm đường mương cho ruộng lúa. Mọi người được xem ti vi. Hiện bà con có ba ha lúa nước. 

Hiện nay, với BĐBP, việc quan trọng là vận động nhân dân ở Đắc Pring lên Pêtapoóc làm nhà. Dân làng Pêtapoóc là những người gần với biên giới nhất, những “người gác biên giới” này luôn là “cánh tay nối dài” trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của những người lính biên phòng. Có Pêtapoóc, khúc đoạn biên giới Đắc Pring sẽ không bao giờ trắng dân.


Bộ đội Biên phòng khiêng xe qua sông Rinh để đến với Pêtapoóc.

Pêtapoóc có sinh viên đại học

Trung úy Coor Trung, cán bộ vận động quần chúng ĐBP Đắc Pring nhớ lại câu chuyện 10 năm trước.

Năm 2009, từ ĐBP Đắc Pring, anh gùi theo 10 lon gạo, mất nửa ngày phát cây, cuốc bộ gần 20km đường rừng mới đến được ngôi làng lạc lõng giữa ngã ba vùng biên Pêtapoóc.

Chín nóc nhà với hơn 20 nhân khẩu nằm biệt lập với thế giới bên ngoài. Người dân còn sống bằng hái tỉa, săn bắt nên thiếu đói quanh năm. Cả làng không có một cái tivi, một cái đài và chẳng ai biết chữ. 

Để mở lớp học, Coor Trung đến gặp anh Uông Chiêng đặt vấn đề cho mượn gian nhà làm chỗ dạy. Uông Chiêng khi ấy chẳng biết chữ nghĩa vuông tròn méo ra sao nhưng vẫn gật đầu. Trung cùng chi đoàn ĐBP góp mỗi người một ngày lương rồi cùng hai chiến sĩ chạy xe máy 60km xuống trung tâm huyện mua bàn ghế, bảng phấn và hơn 20 cuốn vở, bút viết phục vụ việc học của dân làng.

Đầu tháng 8/2009, lớp học của Pêtapoóc khai giảng. Có 18 người đến học. Còn ba cụ già không vô lớp mà ngồi ngoài hiên ngó ngó. Sĩ số lớp học 21. Học sinh nhỏ nhất 5 tuổi, lớn nhất gần 70 tuổi, ngồi đủ bốn bàn học.

Ngày đầu tiên dạy học, Trung viết chữ cái lên bảng, dạy mọi người đọc theo, nhưng “nước đổ lá khoai”. Cuối buổi học, ông Kring Vây (50 tuổi) gặp thầy giáo gãi gãi cái đầu: “Học cái chữ còn khó hơn lên rừng làm rẫy thầy giáo à. Tôi đi rẫy đây”.

Để người học đến lớp, Trung phải lặn lội xuống huyện mua sách dạy xóa mù, nghiền ngẫm cách giảng dạy mới. “Mưa dầm thấm lâu”. Lúc đầu bà con học thuộc các chữ cái. Sau đã biết mặt chữ, đọc được chữ mới chuyển sang học viết.

Để thuận tiện cho “học sinh”, lớp học phải thay đổi theo thời tiết, mùa vụ. Ngày mưa, dân làng không thể lên rẫy, lớp mở ban ngày. Ngày mùa bận rộn, lớp chuyển sang buổi tối.

Sau nhiều tháng học hành, cả 21 “học sinh” của làng đều biết đọc, biết viết. Trong số đó, ba em chuyển sang học tiểu học tại xã Đắc Pring. Cậu bé Kring Dưỡng mỗi tháng được ĐBP hỗ trợ 500 nghìn đồng thêm tiền mua bút vở, quần áo. 

Treo trang trọng trên tường nhà Trưởng thôn Y Kiêng là tấm giấy khen của cô con gái Y Khánh do UBMTTQ tỉnh Kon Tum trao tặng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan”. Vì vướng về hộ khẩu (gia đình Y Kiêng có hộ khẩu ở thôn Kà Nhẫy, xã Đắk Nông, Ngọc Hồi, Kon Tum - NV) nên Y Khánh gặp nhiều khó khăn khi xin học trường nội trú của huyện Nam Giang.

Vượt qua rào cản về hộ khẩu, vướng mắc về thủ tục, Y Khánh là người đầu tiên ở Pêtapoóc học cấp ba và trở thành sinh viên Đại học Đà Nẵng khi con gái đầu lòng của cô được bốn tháng tuổi. 

 
Bánh chưng vùng biên

Trước đây, bà con vùng cao Quảng Nam không biết gói bánh chưng. Tết đến, nhà nào khá giả giết lợn, không thì ra suối bắt cá về ăn. Được BĐBP tặng bánh chưng dịp Tết, thấy ăn rất ngon nên bà con học gói bánh. Bánh chưng ở vùng cao, bà con thường dùng lá dong rừng để gói bánh. Nguyên liệu là gạo nếp trồng trên rẫy và thịt heo bản địa. Chiếc bánh chưng xanh giờ đây đã trở thành một loại bánh không thể thiếu với đồng bào Ve, Tà Riềng ở Nam Giang, Tây Giang nói chung và Pêtapoóc nói riêng trong những ngày Tết.

Ngày Xuân, trong mỗi ngôi nhà, người dân uống rượu tà vạt lấy từ nhựa cây đoác, rót vào ống nứa khô mới chặt bên hàng rào. Ông Kring Vây bảo: “Rượu tà vạt uống không say đâu, chỉ vui thôi. Uống xong, mình lại có sức đi khắp rừng, khắp núi, giúp bộ đội giữ gìn biên giới...”.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khai mạc Hội báo xuân Canh Tý – Hà Nội 2020

Sáng 13/1, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Thành phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc Hội báo xuân Canh Tý - Hà Nội 2020 và trao Giải báo chí Ngô Tất Tố Thành phố Hà Nội 2019.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/moi-la-sac-xuan-noi-nga-ba-bien-gioi-d115480.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com