Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

“Nghỉ Tết sớm”, nỗi lo của công nhân

25/11/2022 09:52

Kinhte&Xahoi Nhiều công nhân đã phải nghỉ tăng ca, nghỉ phép năm, cắt giảm giờ làm… đã khiến đời sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề.

Còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023 và đây cũng là nỗi lo của nhiều công nhân (CN) khi doanh nghiệp (DN) - nơi họ làm việc cho nghỉ tăng ca, nghỉ phép năm, cắt giảm giờ làm… để giảm bớt gánh nặng do thiếu đơn hàng. Điều này đã khiến đời sống của CN bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhiều DN sản xuất, xuất khẩu đang chịu áp lực lớn vì đơn hàng giảm sút và không ít DN đã phải ngừng sản xuất, cho CN nghỉ việc.


“Mưa ngủ, nắng nghỉ, mát trời đi chơi”

Tết đã cận kề, việc CN ở các khu công nghiệp, khu chế xuất “nghỉ Tết sớm” đang là vấn đề được quan tâm nhiều. “Nghỉ Tết sớm” đó là cách nói giảm, nói tránh, chứ thực chất ở đây là họ bị mất việc, cắt giảm giờ làm… và chỉ nhận được vài câu “động viên”.

Chị Nguyễn Thị Hằng (Gia Lai) - đang làm việc tại Công Ty TNHH Shyang Hung Cheng (Cụm sản xuất An Thạnh, phường An Thạnh, TP Thuận An, Bình Dương) cho biết, công ty nơi chị làm việc cũng đang gặp phải tình trạng tương tự như trên. Đó là hàng nghìn CN mất việc, từ CN tới lượt ký hợp đồng, hoàn hợp đồng, người vào làm đã lâu và nay đến lúc ký… đều bị tạm hoãn đi làm và không được hưởng lương.

Thực tế, đây không phải công ty đuổi mà do thiếu đơn hàng hoặc đơn hàng ít nên không có việc. “Các anh, chị, em đều muốn đi làm để có lương, có thưởng Tết, lo cho nhu cầu cuộc sống nhưng công ty lại không có đơn hàng, phải cắt giảm hết chi phí nên vậy” - chị Nguyễn Thị Hằng cho hay.

Nhiều người đứng chờ đón xe về quê sớm do mất việc. (Ảnh: L.T)

Trước tình hình trên, một đại biểu Công đoàn của Công ty TNHH Shyang Hung Cheng cũng cho biết, bây giờ, ở đâu cũng vậy nên Công đoàn sẽ cố gắng làm việc với Ban Giám đốc để giảm tối thiểu thiệt thòi cho CN. Vì không có đơn hàng nên mỗi đơn vị tại Công ty TNHH Shyang Hung Cheng sẽ phải hoãn hợp đồng từ 5 – 6 CN đến tháng 2/2023, nhưng nếu CN nghỉ luôn cũng được, còn không, có việc thì công ty lại gọi tới làm.

Vị đại biểu này cho biết thêm, công ty sẽ không có hỗ trợ gì với các CN bị mất việc, tuy nhiên, họ vẫn có thưởng Tết 2023, còn nhân chấm hay không thì chưa biết (thông thường, CN sẽ có tháng lương thứ 13 và nhân chấm tương ứng với số năm đã làm tại công ty).

Như báo Lao động đưa tin, chị Vũ Thị D. - CN Công ty CP TKG Taekwang Vina, KCN Biên Hoà 2, TP Biên Hoà, Đồng Nai phải làm việc cầm chừng, không được tăng ca do công ty gặp khó khăn thiếu đơn hàng, dẫn tới thu nhập giảm sâu. Theo chị D, mỗi tháng nếu tăng ca chị có thêm 2,6 triệu đồng để lo cho gia đình, nhưng nay phải sống chắt bóp lại, chia sẻ với DN chờ có đơn hàng để tăng ca trở lại.

Bắt đầu từ tháng 8/2022, công ty nơi chị D. làm việc tiếp tục thông báo về việc nghỉ phép năm ngày 6/8/2022. Đối với CN đã nghỉ hết phép năm có thể ứng trước phép năm của năm 2023 hoặc nghỉ không hưởng lương. Trong tháng 7/2022, công ty này cũng đã tiến hành cho CN nghỉ phép năm vào ngày 16/7.

Được biết, Công ty đã thông báo đến toàn thể CN tại các chi nhánh ở Đồng Nai, Mỹ Tho, Đắc Lắc về việc sắp xếp nghỉ phép năm trong tháng 8/2022. Theo đó, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trên toàn cầu, đơn hàng tiếp tục bị giảm sút.

Công nhân muốn đi làm để có lương, có thưởng Tết, lo cho nhu cầu cuộc sống. (Ảnh: D.B)

Tương tự, đại diện Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Changshin VN cũng cho biết, hiện nay đơn hàng giảm khiến cuộc sống CN đang rất khó khăn. Như tại Công ty TNHH Timber Industries (TP Biên Hòa) chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ sản xuất khẩu sang Mỹ và toàn công ty hiện có trên 4.000 CN. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng các đơn hàng xuất khẩu nên không tổ chức tăng ca nhiều như trước.

Công ty TNHH Graet Veca (huyện Trảng Bom) có 2.300 lao động, nhưng trong tháng 5 vừa qua, trước tình hình giá cả leo thang, đời sống CN đối diện với nhiều khó khăn, công ty đã điều chỉnh lương cho CN tăng lên 5%.

Theo bà Võ Thị Hồng - Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Graet Veca, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các DN sản xuất gỗ phục hồi rất nhanh và đã ký kết nhiều đơn hàng mới. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, đơn hàng của DN đang giảm dần và chỉ tổ chức tăng ca 1h/ngày khiến thu nhập CN cũng giảm mạnh.

Mất việc dẫn đến thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian đi làm, tình trạng “mưa ngủ, nắng nghỉ, mát trời đi chơi” đã khiến cuộc sống của CN bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là khi Tết đã cận kề.

Quyết định chưa từng có tiền lệ

Theo Tạp chí Lao động và Công đoàn, 4 năm làm việc tại Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội), Nguyễn Thanh T. chưa bao giờ nghĩ có khi nào lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn như vậy. Tháng 10 vừa qua, Công ty dừng sản xuất toàn bộ bởi lý do “thị trường suy giảm”, không có đơn hàng.

Chị Trần Thị Tuyết - công nhân Công ty TNHH Asahi Intecc Hà Nội bày tỏ, Công ty ít đơn hàng, công nhân ít việc, thu nhập thấp hơn. Mọi năm, thời điểm này CN được làm thêm giờ nhiều, một tuần tăng ca 4-5 hôm, thu nhập cao, bây giờ làm thêm hầu như không có, mỗi tuần 1-2 hôm, có tuần không có, thu nhập giảm, cuộc sống cũng trở nên khó khăn hơn.

Thu nhập thấp hơn mọi năm do ít việc, chị Tuyết cho biết chưa có kế hoạch gì cho dịp Tết đang cận kề. (Ảnh: Hoàng Quân)

Trong khi đó, tờ Dân Việt cho hay, Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (BQL), có gần 4.800 lao động tại các khu công nghiệp Đà Nẵng mất việc, giảm giờ làm và giảm lương do thiếu đơn hàng. "Một số doanh nghiệp nhập nguyên liệu và khách hàng chủ yếu là Trung Quốc nên hiện không có đơn hàng do chính sách chống dịch tại nước này. Bênh cạnh đó, một số doanh nghiệp đặc thù ngành thuỷ sản theo mùa nên phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu và đơn hàng nên mùa này ít nguyên liệu thì có giảm giờ làm", BQL thông tin.

Cũng theo Dân Việt, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) buộc phải cho CN nghỉ làm thứ 7, chủ nhật. Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Trần Văn Lĩnh, đây là quyết định chưa từng có tiền lệ bởi DN đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Chủ tịch HĐQT của Công ty cho rằng, việc đảm bảo đời sống cho người lao động trước là câu hỏi đau đầu đối với DN ở thời điểm hiện tại. "Việc cắt giảm giờ làm là điều DN như chúng tôi không mong muốn. Nhưng với khoảng 4.000 CN trong khi tình hình tài chính eo hẹp, DN vẫn chưa biết xoay sở ra sao. Đây cũng là bài toán khó chung của DN hiện nay", ông Lĩnh nói thêm.

Tại Công ty sản xuất thương mại Hữu Nghị Đà Nẵng, từ tháng 11/2022 DN này tiếp tục giảm việc, cho CN nghỉ Tết Dương lịch và Tết Âm lịch dài ngày do đơn hàng bị cắt giảm so với các tháng đầu năm.

Trong khi đó, Công ty may mặc Whitex Việt Nam có 500 lao động đang được cho nghỉ luân phiên, nghỉ hưởng 70% lương đến hết tháng 1/2023 do không có đơn hàng.

Tại Công ty khoa học kỹ thuật Tường Hựu, 240 lao động cũng giảm giờ làm do đơn hàng giảm còn 50%. Việc làm ít, không sắp xếp tăng ca nên nhiều CN nghỉ việc. Công ty này thương lượng với người lao động sắp xếp nghỉ phép năm khi không có việc.

Nhiều công ty khác cũng cho nhân viên giảm giờ làm, nghỉ chờ việc cũng với lý do không có đơn hàng, thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu như: Công ty chế biến thủy sản Sơn Trà (71 lao động); Công ty Dacotex Đà Nẵng (80 lao động); Công ty Việt Nam Kanzaki (320 lao động); Công ty lâm sản Việt Lang (100 lao động)…

“Bài toán” giữ chân hay cho công nhân “Nghỉ Tết sớm”?

Lâu nay, tình trạng cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm… đang diễn ra trên diện rộng. Hy vọng CN sẽ không phải “nghỉ Tết dài dài” mà sẽ sớm trở lại với nhà máy một khi nền kinh tế toàn cầu nhanh chóng được hồi phục.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) TP HCM cho biết, qua tổng hợp, tính đến tháng 10/2022, có 26 DN thông báo cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ... với số lao động bị mất việc lên tới 2.844/14.861 người lao động.

Ngay khi nhận tin DN gặp khó khăn phải giảm lao động, Sở đã cử cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm TP và các phòng nghiệp vụ phối hợp với Phòng LĐTB&XH, Liên đoàn Lao động làm việc trực tiếp với chủ DN, Công đoàn cơ sở để nghe ý kiến của DN, của Công đoàn về các khó khăn sản xuất; Tình hình sử dụng lao động, phương án giảm lao động; Nguyện vọng của người lao động để kịp thời tham vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở.

Sở LĐTB&XH làm việc trực tiếp với Thường trực UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện để nắm cụ thể tình hình, chủ động nắm bắt cơ sở và có các biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh việc hỗ trợ, Sở hướng dẫn trực tiếp cho DN giảm lao động thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Theo ông Lâm, Sở sẽ kết nối các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐTB&XH với các tỉnh để giới thiệu việc làm cho lao động tỉnh muốn trở về quê làm việc; kết nối với hệ thống các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm để có nhiều kênh thông tin việc làm hỗ trợ người lao động ngay khi doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm lao động.

Công nhân “nghỉ Tết sớm” đã khiến đời sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: D.B)

Để ổn định tình hình lao động - việc làm, quan hệ lao động tại các DN trên địa bàn TP, nhất là vào thời điểm cuối năm và giáp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Sở LĐTB&XH sẽ thực hiện các giải pháp như phối hợp chặt chẽ với các địa phương, 2 ban quản lý khu và các đoàn thể theo dõi sát tình hình lao động - việc làm, quan hệ lao động tại các DN; Tham vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đối với các DN gặp khó khăn, phải giảm lao động thực hiện đúng trình tự, thủ tục, bảo đảm chính sách hỗ trợ cho người lao động, nhanh chóng ổn định hoạt động sản xuất của DN.

Giám sát việc tham gia xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; Giám sát doanh nghiệp việc thực hiện đầy đủ các cam kết với người lao động; Có giải pháp giải quyết kịp thời những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người lao động.

Bên cạnh đó, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm TP tổ chức các phiên, sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu lao động, đặc biệt các địa bàn có DN sắp xếp lại lao động để nhanh chóng tư vấn, cung cấp thông tin tuyển dụng của các DN và tổ chức cho người lao động gặp gỡ phỏng vấn. Thực hiện kịp thời các chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và ổn định lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các DN trên địa bàn TP HCM. Bên cạnh đó, vận động các DN sớm ban hành kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động, phối hợp thực hiện chương trình chăm lo Tết cho công nhân lao động. yêu cầu các DN sớm công bố kế hoạch trả lương, trả thưởng, các khoản hỗ trợ người lao động, thời gian nghỉ trong dịp Tết trên cơ sở các thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế của DN và thông tin đầy đủ, kịp thời cho người lao động biết, đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn theo kế hoạch như đã thỏa thuận.

Cuối cùng, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động, đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách pháp luật đối với người lao động, nhất là chế độ tiền lương, tiền thưởng; hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc, khiếu nại, kiến nghị của doanh nghiệp và người lao động trong việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động.

Ông Lâm cho rằng, do ảnh hưởng từ biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị bất ổn ở một số nước châu Âu, một số DN gia công giày da, may mặc xuất khẩu gặp khó khăn, đơn hàng bị thiếu hụt buộc phải sắp xếp, tổ chức lại, giảm lao động như Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi), Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân)...

Để ứng phó với khó khăn, một số DN đã sắp xếp lại thời giờ làm việc hợp lý với nhu cầu sản xuất (không tăng ca, cho người lao động nghỉ thêm thứ Bảy), nhằm giữ chân người lao động, để có đủ nguồn nhân lực khi có các đơn hàng mới.

Hoa Tiên (tổng hợp)- Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/nghi-tet-som-noi-lo-cua-cong-nhan-d187055.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com