Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Nghi vấn Công ty XNK Việt Phát “ỉm” thông tin phải công bố?

18/09/2018 16:20

Kinhte&Xahoi Công ty CP đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (Mã: VPG) có rất nhiều thông tin dường như chưa được công bố công khai theo đúng quy định theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 6/10/2015 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó có nhiều thông tin liên quan đến góp vốn, vay ngân hàng.

Góp vốn vào công ty “chết yểu”

Ngày 22/09/2017, Công ty VPG đã ban hành Nghị Quyết số 217/2017/QĐ-HĐQT  về việc góp vốn thành lập Công ty cổ phần VIPAMECC. Theo đó, VPG sẽ góp 30%, tương đương 30 tỷ đồng vào công ty CP VIPAMECC, và giao cho ông Nguyễn Văn Bình là người đại diện phần vốn góp tại công ty Vipamecc, ông Bình đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT của VPG. Và đến ngày 28/11/2017 công ty CP Vipamecc mới được thành lập, mã số thuế: 0201822377, trụ sở đăng ký tại phòng số 134 tòa nhà Thành Đạt 1, số 3 đường Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, đại diện Pháp lý là ông Hoàng Tùng.

Nguồn: BCTC quý IV/2017 của VPG

Trong BCTC Quý IV/2017 của VPG, không thể hiện khoản tiền đầu tư 30 tỷ (30%) vào công ty CP Vipamecc.

Nguồn: BCTC quý IV/2017 của VPG

Và trong BCTC quý 1/2018 cũng không thể hiện số tiền 30 tỷ có được góp vốn công ty CP Vipamecc theo Nghị quyết HĐQT công ty VPG ngày 23/9/2017 hay không?

Điều bất ngờ là đến ngày 1/2/2018, công ty CP Vipamecc ngừng hoạt động, cũng không thấy VPG công bố thông tin liên quan đến phần vốn góp 30% (tương đương 30 tỷ) của mình tại công ty CP Vipamecc. Theo thông tin PV Hoanhap.vn có được, công ty CP Vipamecc dù đã thông báo ngừng hoạt động, nhưng vẫn chưa hoàn thành việc đóng mã số thuế.

Việc công ty CP Vipamecc ngừng hoạt động, liệu HĐQT của VPG có thưc hiện công bố thông tin theo quy định?Qua tìm hiểu trên website công bố thông tin của VPG và UBCK nhà nước thì không hề có nội dung này. 

Bí ẩn khoản tiền thế chấp

Trong BCTC bán niên 2018 của VPG có một khoản đầu tư công ty Cổ phần Xây dựng Bất động sản Việt Phát (Cty BĐS Việt Phát) với số tiền là 102 tỷ đồng. Vậy nguồn tiền đó như thế nào?

Theo đó, đặt mục tiêu đẩy mạnh mảng kinh doanh bất động sản trong tương lai, HĐQT của VPG đã ra Nghị quyết số công ty quyết định mua cổ phần Cty BĐS Việt Phát, theo Nghị quyết số 28-8/QĐ-ĐHCĐ ngày 28/8/2017 của HĐQT công ty VPG) với số tiền là 102,750 tỷ đồng, chiếm 15% vốn điều lệ của công ty BĐS Việt Phát và giao cho ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch của VPG là người đại diện phần vốn góp này.

Điều đáng nói là trong công bố thông tin của VPG gửi UBCK thì đây là Nghị quyết mua cổ phần, nhưng trong báo cáo Quản trị năm 2017 của VPG thì lại ghi là Nghị quyết góp vốn. Bởi công ty CP BĐS Việt Phát được thành lập ngày 1/9/2017.

Liên quan đến khoản tiền  hơn 102 tỷ đồng mua cổ phần của Cty BĐS Việt Phát, theo thông tin của Hoanhap.vn, ngày 4/12/2017, VPG đã mang giấy chứng nhận vốn góp cổ phần tại Cty CP BĐS Việt Phát đi thế chấp tại ngân hàng theo hợp đồng thế chấp số 01/HDTCCP/VPB-XNKVIETPHAT. Theo đó, tài sản đảm bảo cho hợp đồng thế chấp này là tổng số Cổ phần do Cty BĐS Việt Phát phát hành (Mã số doanh nghiệp: 0201806223 do Sở KHĐT thành phố Hải Phòng cấp ngày 1/9/2017; trụ sở tại: Phòng 107-11 tầng 1, toà nhà Thành Đạt 1, số 3 Lê Thánh Tông, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, trùng với địa chỉ công ty Vipamecc đã ngừng hoạt động) cho VPG, giá trị cổ phần thế chấp là 102,75 tỷ đồng tương đương với 10,275 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng, và tỷ lệ sở hữu là 15%.

Có một điểm đáng lưu ý là trong Nghị quyết số 28-8/QĐ-ĐHCĐ ngày 28/8/2017 của HĐQT công ty VPG về nguồn tiền để mua cổ phần tại Cty CP BĐS Việt Phát là trích từ nguồn vốn đầu tư kinh doanh của VPG. Và liệu rằng số tiền mua cổ phần của công ty BĐS Việt Phát được chuyển trước thời điểm thế chấp tại ngân hàng hay sau ngân hàng? 

Nguồn: BCTC bán niên 2018 của VPG


Về khoản tiền thế chấp tại ngân hàng hơn 102 tỷ đồng này, theo BCTC bán niên 2018 được VPG giải thích: Công ty thực hiện đầu tư vào Công ty CP BĐS Việt Phát với tỷ lệ sở hữu và quyền biểu quyết là 15%. Các thành viên HĐQT và Ban Tổng Giám đốc của công ty góp vốn vào công ty này (Cty BĐS Việt Phát – PV) với tỷ lệ sở hữu và quyền biểu quyết là 85%. Ban Tổng giám đốc Công ty đánh giá rằng Công ty không có quyền chi phối cũng như không ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận của Cty CP Xây dựng BĐS Việt Phát. Theo đó, Ban Tổng giám đốc công ty đánh giá và quyết định phản ánh khoản đầu tư này vào khoản mục đầu tư góp vốn vào đơn vị khác trên bảng cân đối kế toán giữa niên độ, phù hợp với các quy định hiện hành và lập và trình bày BCTC giữa niên độ của công ty cho kỳ hoạt động 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2018.

Như đã phản ánh, 4 thành viên HĐQT của VPG gồm: Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch HĐQT; bà Lê Thị Thanh Lệ, thành viên HĐQT; ông Nguyễn Văn Dũng, thành viên HĐQT; ông  Nguyễn Xuân Trường, thành viên HĐQT (trừ ông Nguyễn Quang Khải, thành viên HĐQT độc lập không tham gia góp vốn) và ông Mai Quang Hợp, Phó Tổng Giám đốc VPG là những cổ đông góp 85% vốn điều lệ vào Cty BĐS Việt Phát. Như vậy, cho thấy HĐQT của VPG và Cty BĐS Việt Phát gần như là một. Vậy thì khó có thể tin rằng hai công ty này không có sự ảnh hưởng lẫn nhau?

Tuy nhiên, dư luận đang băn khoăn tại sao khoản vay ngân hàng này không được thể hiện rõ ràng? Bởi trong điều 20 của  điều lệ công ty có hiệu lực 8/2/2017 có quy định rõ trách nhiệm của HĐQT đối với các khoản vay mượn, thế chấp ngân hang, cũng như Nghị quyết số 171/2017/NQ-HĐQT ngày 15/4/2017 của VPG về việc ban hành thực hiện quy chế công bố thông tin.

Và dường như dư luận đang đặt dấu hỏi VPG có công bố những thông tin của công ty đại chúng theo đúng thông tư 155/2015/TT-BTC hay không? 

Vay ngân hàng có vượt định mức?

Trong thuyết minh BCTC bán niên 2018 của VPG, tổng số nợ với các ngân hàng lên tới gần 652 tỷ đồng, tăng mạnh so với đầu kỳ (gần 267 tỷ đồng). Tài sản thế chấp là những tài sản có giá trị như quyền đòi nợ, hàng hóa, quyền sử dụng đất…

Thế nhưng trong Nghị quyết ĐHCĐ số 113/2018/NQ-ĐHĐCĐ/VPG của VPG ngày 16/4/2018 đã thống nhất uỷ quyền cho HĐQT xem xét quyết định việc vay vốn ngân hàng với hạn mức lên tới 500 tỷ đồng.

Và theo BCTC bán niên 2018, đến cuối kỳ 30/6/2018, tổng tài sản của VPG đạt hơn 1,600 tỷ đồng, nhưng dư nợ chiếm hơn 82,3%.

Bên cạnh đó, “nghi vấn” liên quan đến dự án Aeon Mall Lê Chân Hải Phòng giữa VPG và Cty BĐS Việt Phát, và các cổ đông của Cty BĐS Việt Phát dùng tài sản gì để thế chấp tại ngân hàng? Và liệu rằng, các vấn đề tài chính của VPG và của BĐS Việt Phát có chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quyết định của cùng 1 HĐQT hay không?

 

Theo hoanhap.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com