Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Nguyên nhân nào khiến CPI tháng 8 tăng?

30/08/2023 15:02

Kinhte&Xahoi Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm cho CPI tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng

Giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng Tám tăng 2,02% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,96%.

Bình quân 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,57%.

Diễn biến giá tiêu dùng tháng 8/2023 so với tháng trước. Biểu đồ Tổng cục Thống kê.

Cụ thể, CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% (Khu vực thành thị tăng 0,87%; khu vực nông thôn tăng 0,89%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm bưu chính, viễn thông giá giảm 0,17%.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8/2023 tăng 0,78% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,26 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 3,28%, tác động tăng 0,12 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,48%, tác động tăng 0,1 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,47%, tác động tăng 0,04 điểm phần trăm.

Nguyên nhân nào khiến CPI tháng 8 tăng? Ảnh Như Trường.

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 8/2023 tăng 0,28% so với tháng trước do trong mùa du lịch nên nhu cầu tiêu dùng cao. Cụ thể, giá nước quả ép tăng 0,49%; nước giải khát có ga tăng 0,31%; rượu bia các loại tăng 0,23% và thuốc hút tăng 0,37%.

Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 8/2023 tăng 0,19% so với tháng trước do nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng. Trong đó, giá vải các loại tăng 0,38%; mũ nón tăng 0,26%; giày dép tăng 0,22%; quần áo may sẵn tăng 0,16%; dịch vụ may mặc tăng 0,32%; dịch vụ sửa chữa giày dép tăng 0,5%.

Ngoài ra chỉ số giá vàng và đô la mỹ cũng tăng cũng làm chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng theo.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 8/2023 tăng 2,96%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá...

CPI 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1%

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm. Trong đó, CPI tháng Một tăng cao nhất với 4,89%, sau đó giảm dần đến tháng Sáu mức tăng chỉ còn 2%, tháng Bảy tăng ở mức 2,06%, sang tháng 8 mức tăng bật lên 2,96% nhưng vẫn thấp hơn các tháng đầu năm nay.

Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 0,18% trong tháng 2/2023 đã giảm mạnh 11,98% trong tháng 6/2023 và giảm 0,31% trong tháng 8/2023. Bình quân 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Tốc độ tăng/giảm CPI bình quân 8 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước. Biểu đồ Tổng cục Thống kê.

Tổng cục Thống kê chỉ ra các yếu tố làm tăng CPI trong 8 tháng năm 2023 cụ thể như: Chỉ số giá nhóm giáo dục bình quân 8 tháng năm 2023 tăng 7,28%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,65%; Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 3,04%; Giá điện sinh hoạt tăng 3,99%, tác động làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm do nhu cầu sử dụng điện tăng; Giá gạo trong nước tăng 2,96% theo giá gạo xuất khẩu...

Bên cạnh đó Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra các yếu tố làm giảm CPI trong 8 tháng năm 2023, cụ thể: giá dầu hỏa giảm 12,19% so với cùng kỳ năm trước; giá xăng dầu trong nước giảm 17,56% theo biến động của giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,63 điểm phần trăm.

Giá gas trong nước giảm 11,3% theo giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,16 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,53% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm, tác động làm CPI giảm 0,02 điểm phần trăm.

Về lạm phát cơ bản, tháng 8/2023 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,1%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 8 tháng năm 2023 giảm 17,56% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 11,3% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

N. Trường - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/nguyen-nhan-nao-khien-cpi-thang-8-tang-d197982.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com