Thứ Hai, ngày 13 tháng 1 năm 2025

Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Nhu cầu đi lại của hành khách bằng tàu Cát Linh - Hà Đông dần tăng trở lại

22/03/2022 20:57

Kinhte&Xahoi Những ngày gần đây, lượng hành khách đi lại trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tăng khoảng 30% (bình quân khoảng hơn 10.000 khách/ngày, riêng thứ bảy và Chủ Nhật là 15.000 khách) so với những tháng trước đó.

Lượng khách tăng khoảng 30% so với trước Tết

 Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), hiện trung bình mỗi ngày, tuyến phục vụ khoảng 10.000 hành khách, dịp cuối tuần khoảng 15.000 hành khách/ngày. Riêng ngày thứ Bảy (19/3/2022), tuyến phục vụ khoảng 14.000 hành khách và chủ nhật (20/3/2022) gần 21.000 lượt hành khách. Như vậy, lượng hành khách đi lại trên tuyến tăng khoảng 30% so với những tháng trước đó.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) nhìn nhận: Số lượng hành khách tăng trong thời gian qua có nhiều yếu tố. Trong đó nguyên nhân chính là tuyến đường sắt này đã đi vào hoạt động một thời gian và người dân nhận thấy tiện lợi, ổn định, không bị ảnh hưởng tắc đường, văn minh lịch sự…nên dần hình thành văn hóa Metro. Đến nay, những người đi tàu đã đi trở thành một tuyên truyền viên, hướng dẫn viên cho người khác.

Đặc biệt, hành khách sử dụng Metro làm phương tiện đi lại đã chấp nhận đi bộ xa hơn trước đây và sau đó có thể tiếp chuyển loại hình xe buýt được kết nối rất tiện lợi ở các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Bên cạnh đó, các hoạt động đời sống, kinh doanh đã mở cửa trở lại và cách tiếp cận về phòng chống dịch COVID-19 đã linh hoạt, số lượng học sinh, sinh viên đi học trở lại; Giá nhiên liệu tăng cũng là một trong các yếu tố khiến nhu cầu khách đi lại cao hơn.

Lượng hành khách đi lại trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tăng khoảng 30% so với những tháng trước đó

Ông Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Tỷ lệ hành khách sử dụng vé tháng trên tuyến vào giờ cao điểm chiếm 70%. Tính chung cả ngày, khách đi vé tháng sắp đạt 50%. Công ty cũng dự báo lượng khách sẽ tiếp tục tăng và mục tiêu là tăng gấp đôi số lượng khách trên đi tàu sau khi học sinh, sinh viên ở các trường đi học trở lại hoàn toàn.

Cũng theo ông Trường, từ khi học sinh, sinh viên đi học trở lại, lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông tăng gấp 1,5 lần so với trước. Vào giờ cao điểm, lượng khách đi tàu bằng vé tháng tăng 50% so với trước.

Điều chỉnh nhiều tuyến buýt kết nối tàu Cát Linh - Hà Đông

 Để tạo thuận lợi cho việc di chuyển của người dân đi tàu Cát Linh – Hà Đông, hiện thành phố đã điều chỉnh 54 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trong đó ga Cát Linh và Yên Nghĩa có 16 tuyến buýt và các ga trung gian có từ 8-9 tuyến buýt. Metro Hà Nội cũng đã dán hệ thống tuyến xe buýt ở nhà ga để khi khách xuống sẽ biết đi các tuyến buýt kết nối.

Ông Nguyễn Hồng Trường cho rằng: “Mỗi một phương thức vận tải đô thị chỉ đáp ứng một số đối tượng nhất định nên cần có hệ thống và một tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông không thể giải quyết được tất cả vấn đề nhưng là sự khởi đầu tốt đẹp về giao thông công cộng. Chỉ khi nào hình thành mạng lưới đường sắt đô thị hoàn chỉnh mới giải quyết được căn cơ những vấn đề đặt ra giao thông đô thị ở các thành phố lớn ở Việt Nam và hy vọng Hà Nội sớm đưa các tuyến đường sắt đô thị khác đưa vào hoạt động”.

Dự báo số lượng người sử dụng phương tiện công cộng tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ còn tăng cao trong thời gian tới

Thông tin về việc điều chỉnh các tuyến buýt có kết nối với tàu Cát Linh – Hà Đông, ông Thái Hồ Phương, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, kể từ thời điểm tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác sử dụng, Sở Giao thông Vận tải đã xây dựng phương án kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Cụ thể, đã điều chỉnh 2/2 tuyến buýt nằm trong phương án tăng cường kết nối tại ga Cát Linh: Điều chỉnh điểm đầu cuối tuyến 90 (Kim Mã - Nội Bài) thành tuyến (Hào Nam - Nội Bài); Điều chỉnh lộ trình tuyến 25 (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - Bến xe Giáp Bát. Điều chỉnh 3 tuyến buýt kết nối tuyến đường sắt đô thị 2A (các tuyến: Số 22A Bến xe Gia Lâm – Khu đô thị Trung Văn, số 38 Nam Thăng Long - Mai Động, số 49 Trần Khánh Dư - Nhổn). Tại các nhà ga đều được bố trí các cặp điểm dừng xe buýt tiếp cận theo 2 chiều tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách tiếp cận.

Để đảm bảo theo hướng thuận tiện, phù hợp khi sinh viên, học sinh đi học trở lại, ông Phương cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh kết nối tăng cường, bố trí mở mới 1 tuyến xe buýt điện Hào Nam - OceanPark.

Đồng thời điều chỉnh hợp nhất 2 nhánh tuyến 21A (Bến xe Giáp Bát – Bến xe Yên Nghĩa) và nhánh tuyến 21B (Khu đô thị Pháp Vân, Tứ Hiệp – Bến xe Mỹ Đình) thành một tuyến buýt ngang số 21 (Khu đô thị Pháp Vân, Tứ Hiệp - Trần Vỹ) kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A tại 2 ga (Thượng Đình, Vành đai 3).

Ngoài ra, Sở cũng điều chỉnh tăng tần suất đối với các tuyến buýt hiện đang kết nối với ga Cát Linh: Tuyến số 90 từ 20 - 25 phút/lượt lên 15 - 20 phút/lượt; tuyến số 99 từ 20 - 25 phút/lượt lên 15 - 20 phút/lượt; tuyến số 50 từ 16 - 17 - 20 phút/lượt lên 15 - 20 phút/lượt; tuyến số 25 từ 12 - 20 - 25 phút/lượt lên 10 - 15 - 20 phút/lượt.

“Theo phương án được thành phố phê duyệt, chúng tôi đã xây dựng lộ trình mở mới các tuyến buýt kết nối theo các giai đoạn và sẽ bám sát thực tiễn, nhu cầu đi lại của hành khách để điều chỉnh dịch vụ cụ thể, theo hướng thuận tiện nhất cho hành khách”, ông Phương cho hay.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức được UBND thành phố Hà Nội đưa vào khai thác từ ngày 6/11/2021. Hiện, mỗi ngày có 203 chuyến tàu phục vụ chở khách từ 5h30 đến 22h hằng ngày; Tần suất chạy tàu 10 phút/chuyến dừng đón, trả khách tại ga. Mỗi đoàn gồm 4 toa, sức chở tối đa 960 người/đoàn, tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác 35km/h. Với biểu đồ khai thác hiện nay, thời gian đoàn tàu di chuyển toàn tuyến chỉ hết hơn 23 phút.

Vé tàu được ngân sách thành phố trợ giá gồm các loại: vé lượt (8.000-15.000 đồng/lượt, tính theo quãng đường đi), vé ngày (30.000 đồng/vé, không hạn chế lượt đi), vé tháng phổ thông (200.000 đồng/vé/30 ngày), vé tháng ưu đãi (100.000 đồng/vé dành cho học sinh, sinh viên), vé mua theo hình thức tập thể (30 người trở lên, 140.000 đồng/vé) và vé miễn phí (người có vé xe buýt miễn phí). 

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nhu-cau-di-lai-cua-hanh-khach-bang-tau-cat-linh-ha-dong-dan-tang-tro-lai-192408.html

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com