Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Những điều sĩ tử cần lưu ý khi làm bài thi môn Ngữ văn

05/07/2022 10:13

Kinhte&Xahoi Trước ngày thi tốt nghiệp THPT, Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết - giáo viên có nhiều kinh nghiệm ôn luyện môn Ngữ văn của Hệ thống giáo dục HOCMAI đã tổng kết các thông tin cô đọng để giúp thí sinh giành được điểm cao ở môn thi này.

Cô Tuyết chia sẻ: “Khóa 2K4 là khóa học trò chịu những tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 khi cả ba năm THPT các em đều phải trải qua những khoảng thời gian dài học online. Chỉ còn vài ngày nữa, các em thực sự bước vào kì thi tốt nghiệp THPT với môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn.

Áp lực với kì thi nói chung với môn Ngữ văn nói riêng là không tránh khỏi. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm lúa sắp gặt, trái sắp chín, công sức bao lâu sắp hiện trong thành quả của một kì thi thành công”.

Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết - giáo viên Ngữ văn Hệ thống giáo dục HOCMAI

Cô Tuyết lưu ý học sinh một số điều: “Thay vì lo lắng và áp lực, các em cần tích cực rà soát lại một lần nữa những đơn vị kiến thức cơ bản trong chương trình Ngữ văn lớp 12, ghi nhớ những giá trị nội dung và nghệ thuật chính của mỗi bài”.

Bên cạnh đó, học sinh cần tự kiểm tra lại hệ thống kỹ năng đáp ứng từng kiểu loại câu hỏi trong đề thi. Các em nên ôn tập theo các đơn vị kiến thức cơ bản trong mô hình đề thi mấy năm nay với ba phần: kiểu bài đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học.

Phần đọc hiểu luôn gồm một ngữ liệu đọc hiểu và 4 câu hỏi đọc hiểu được sắp xếp theo các cấp độ nhận thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng tới vận dụng cao. Các em cần nhận ra những tín hiệu của từng kiểu loại câu hỏi để có phương pháp trả lời phù hợp, tránh trả lời thừa hoặc thiếu.

Ví dụ: Câu hỏi nhận biết thường tập trung vào hai yêu cầu: hoặc yêu cầu xác định một đặc điểm của hình thức văn bản như thể thơ phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt…; Hoặc yêu cầu tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh. Khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu, xác định đúng đặc điểm hình thức văn bản hoặc chi tiết nội dung văn bản, không phân tích diễn giải.

Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu giải thích cách hiểu nội dung một khái niệm, nhận định, câu văn, câu thơ…trong văn bản. Học sinh cần giải thích nghĩa đen - nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (nếu có) của khái niệm, nhận định…

Câu hỏi vận dụng thường yêu cầu xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ... trong văn bản trong câu/ đoạn văn bản. Học sinh cần vận dụng kiến thức tiếng Việt, tu từ học, văn học, cuộc sống… để xác định đúng và phân tích giá trị biểu đạt và giá trị biểu cảm…

Câu hỏi vận dụng cao thường yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thái độ và nhất là quan điểm cá nhân trước một nhận định, thông điệp, vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu. Với dạng câu hỏi yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về một hiện tượng, sự việc… học sinh cần trả lời ngắn gọn, chân thành, trung thực những suy nghĩ, xúc cảm cá nhân, tránh khuôn mẫu, sáo rỗng, hô khẩu hiệu…

Với dạng câu hỏi “Anh/chị có đồng tình… Vì sao?”, học sinh cần xác định đúng suy nghĩ, nhận thức của mình để luận bàn cho thấu đáo, chặt chẽ. Đề thi hoàn toàn có thể xuất hiện nhiều phương án: đồng tình, không đồng tình, đồng tình nhưng có giới hạn, điều kiện, ngoại lệ… Phần quan trọng nhất là trả lời câu hỏi “Vì sao?” với lập luận chặt chẽ và trung thực, thuyết phục.

Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội luôn có nội dung nghị luận quan hệ hữu cơ với nội dung chính của ngữ liệu đọc hiểu. Học sinh cần đặc biệt chú ý đảm bảo hai yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn: Về nội dung, chỉ nghị luận một khía cạnh, một bình diện của vấn đề (nguyên nhân, ý nghĩa, hậu quả, giải pháp, bài học…); Về hình thức, cần viết đúng cấu trúc đoạn, viết đúng dung lượng theo yêu cầu trong câu lệnh của đề bài…

Bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong đề thi, đòi hỏi các em dành nhiều nhất thời gian và tâm sức. Vì vậy, cô Tuyết lưu ý, thí sinh cần xác định chính xác yêu cầu nghị luận thể hiện trong đề bài, đặc biệt trong câu lệnh, phác sơ lược hướng triển khai nội dung nghị luận để quá trình viết không lan man hoặc sơ sài. Nếu đoạn văn nghị luận xã hội cần sự thể hiện cái tôi bản lĩnh, trung thực thì bài nghị luận văn học rất cần khả năng cảm nhận tinh tế, sự phân tích sâu sắc và tình cảm chân thành.

 Ngọc Minh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thị trường lao động của Thủ đô cuối năm có nhiều tín hiệu khởi sắc

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 118.853 lao động, đạt 74,3% kế hoạch năm, tăng 20.988 lao động, tương đương tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường lao động Thủ đô sau ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19.

Hà Nội sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc, chất lượng

Cùng với học sinh cả nước, 97.524 thí sinh Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trong 2 ngày 7 - 8/7. Với tính chất quan trọng khi kết quả thi không chỉ để xét công nhận tốt nghiệp mà còn được sử dụng để xét tuyển vào đại học, cao đẳng, Ban Chỉ đạo thi thành phố Hà Nội đã hoàn tất công tác chuẩn bị để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, chất lượng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nhung-dieu-si-tu-can-luu-y-khi-lam-bai-thi-mon-ngu-van-200245.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com