Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật

06/08/2019 15:30

Kinhte&Xahoi Ngày 5/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.

Phiên họp thảo luận về các nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp chuẩn bị); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp (Bộ Tư pháp chuẩn bị); Dự án Luật thanh niên (sửa đổi) (Bộ Nội vụ chuẩn bị); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng (Bộ Xây dựng chuẩn bị); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị); Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị); đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Bộ Công an chuẩn bị); dự thảo Báo cáo về sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc xây dựng thể chế pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN. Tất cả các phiên họp Chính phủ thường kỳ đều dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ này. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ phát huy trí tuệ tập thể, đóng góp ý kiến vào các nội dung tờ trình, dự thảo do các bộ, cơ quan trình; phát biểu gọn, đi vào trọng tâm, trọng điểm những vấn đề liên quan.

Sau khi các thành viên Chính phủ, đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan phát biểu, Thủ tướng Chính phủ kết luận về từng nội dung thảo luận.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 50/173 điều, nhằm nâng cao trách nhiệm, chất lượng công tác và sự phân công hợp lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.

Thủ tướng nêu rõ đối với các chồng chéo, vướng mắc giữa các luật, giao Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan rà soát.  Các Thành viên Chính phủ cần phải tập trung cho công tác xây dựng pháp luật, đây là nền tảng quan trọng cho chỉ đạo điều hành. Nâng cao trách nhiệm, chất lượng văn bản, phân công, phối hợp chặt chẽ hơn trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của Chính phủ là cơ quan hoạch định chính sách quốc gia, có trách nhiệm xây dựng chính sách bảo đảm phù hợp với thực tiễn quản lý, điều hành, từ soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện cho đến khi trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật. Từng Bộ trưởng, thành viên Chính phủ khi được giao chủ trì dự án luật phải đề cao trách nhiệm, theo sát đến cùng cho đến khi Quốc hội thông qua, bảo đảm tính hệ thống, thông suốt, không cắt khúc trong quá trình xây dựng luật.

Thủ tướng lấy ví dụ về việc Luật phòng chống tác hại rượu bia, cơ quan chủ trì là Bộ Y tế đã theo đến cùng, thuyết minh đầy đủ nên được các đại biểu Quốc hội ủng hộ, mặc dù trong quá trình thảo luận, còn có ý kiến khác nhau.

Đối với các ý kiến về việc dùng 1 luật sửa nhiều luật, áp dụng quy trình điện tử trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, vấn đề ủy quyền, về quy định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, vấn đề thời gian ban hành, có hiệu lực của thông tư…, Thủ tướng cho rằng, đây là những vấn đề thực tiễn phát sinh, đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, xử lý, hoàn thiện.

Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Bộ Xây dựng xin ý kiến Chính phủ về một số dung như quản lý chi phí đầu tư xây dựng; cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ tại nông thôn; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.

Đối với lĩnh vực này, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, giao quyền mạnh mẽ hơn, chống tư tưởng xin – cho; giao quyền gắn liền với trách nhiệm, chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Về các vấn đề cụ thể, Thủ tướng nhất trí cho rằng, việc các bộ, ngành có ít dự án đầu tư xây dựng nhưng vẫn phải thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, dự án đầu tư xây dựng khu vực là không cần thiết, không hiệu quả, tăng biên chế.

 
Về cấp phép xây dựng công trình, nhà ở tại nông thôn, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm giấy phép, cần căn cứ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để thực hiện quản lý trật tự xây dựng.

Về chi phí quản lý đầu tư xây dựng, theo Thủ tướng, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bắt buộc áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công nhằm kiểm soát việc sử dụng hiệu quả vốn nhà nước, chống thất thoát. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì để tham khảo áp dụng. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần quy định cụ thể thời hạn định kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cập nhật, điều chỉnh hệ thống định mức cho phù hợp với thực tế.

Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, đại diện cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lấy ý kiến rộng rãi của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo. Việc đưa vấn đề hộ kinh doanh vào dự thảo luật là bước đột phá. Đa số ý kiến nhất trí cho rằng, cần tách dự án Luật này thành 2 dự án luật: Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) do quy mô, nội dung sửa đổi lớn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng, mục tiêu quan trọng là huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển đất nước; bên cạnh đó, không được chồng chéo, mâu thuẫn với các luật khác.

Về dự án Luật thanh niên (sửa đổi), Thủ tướng nêu rõ tinh thần là tất cả các bộ, cơ quan đều phải quan tâm đến thế hệ trẻ, tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, bộ máy, gỡ bỏ những gì cản trở để thanh niên phát huy tốt nhất năng lực, nhưng bộ máy, biên chế cho công tác thanh niên phải gọn nhẹ. Biểu dương, phát huy các điển hình, bồi dưỡng thanh niên, có chính sách mới cho thanh niên khởi nghiệp, thanh niên tài năng nhưng phải chống bao cấp.

Báo cáo về dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) gồm 11 chương với 100 điều, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, huy động được hơn 1,6 triệu tỷ đồng vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quốc gia. Thực tiễn cho thấy quy định về PPP cần phải được hoàn thiện, nâng cấp hơn nữa, cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, đầu tư quy mô lớn (hợp đồng PPP thường kéo dài 20-30 năm).

Đa số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nhu cầu huy động vốn đầu tư từ khu vực tư ngày càng tăng, việc xây dựng Luật này là rất cần thiết, nhằm hình thành khung pháp lý để quản lý, điều hành thống nhất, ổn định hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.

Với các dự án, tờ trình khác, Thủ tướng cũng giao các bộ, cơ quan tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, hoàn chỉnh, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.


*Cũng tại phiên họp, trong phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ với những thiệt hại, mất mát của người dân do mưa lũ gây ra trong những ngày qua, đặc biệt là cơn lũ dữ ở Thanh Hóa, sạt lở nghiêm trọng đê biển Tây ở Cà Mau.

Trước tình hình trên, Chính phủ, các tỉnh đã có chỉ đạo xử lý. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Quốc phòng cử các đơn vị có liên quan cùng với địa phương hỗ trợ xử lý, giải quyết các vấn đề đặt ra. Tại hiện trường, các lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp ổn định cuộc sống nhân dân, khắc phục tình trạng “màn trời chiếu đất”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cử 2 đoàn công tác do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn trực tiếp đến hai địa phương này để cùng đưa ra phương án khắc phục tốt nhất, kịp thời nhất.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo VPCP/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com