Sai phạm về quy chế, Bảo hiểm Y tế diễn ra tại Bệnh viện Bưu Điện

17/03/2020 11:18

Kinhte&Xahoi Thanh tra Bộ Y tế đã có kết luận về việc chấp hành các quy định về khám, chữa bệnh và Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Bưu Điện.

Ngày 31/10/2019 Thanh tra Bộ - Bộ Y tế đã có văn bản 197/KL-TTrB kết luận về việc việc chấp hành các quy định về khám, chữa bệnh và Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Bưu Điện.

Theo kết luận của Thanh tra Bộ - Bộ Y tế về lĩnh vực Bảo hiểm Y tế (BHYT) tại Bệnh viện Bưu Điện chỉ ra, trong năm 2019 Bệnh viện Bưu Điện đã có nhiều thành tích tốt, đạt kết quả cao trong việc khám, chữa bệnh; thực hiện tốt những hướng dẫn, thông tư của Bộ Y tế, luật khám chữa bệnh....

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Bệnh viện Bưu Điện còn có những khó khăn, tồn tại thực hiện chưa tốt trong công tác khám chữa bệnh, quy chế bệnh viện và về thực hiện chính sách Pháp luật về BHYT.

Bệnh viện Bưu Điện cơ sở 1.

Nhiều bất cập trong việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm Y tế

Cụ thể, theo kết luận của Thanh tra Bộ - Bộ Y tế nêu rõ, năm 2018, văn bản pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và BHYT và văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT của bệnh viện Bưu Điện còn chưa đầy đủ, kịp thời, có sự không thống nhất giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam. Trách nhiệm thuộc về Bộ Y tế và BHXH Việt Nam.

Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT đã ký 2018 giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội và bệnh viện Bưu Điện chưa thỏa thuận cụ thể. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có công văn số 5162/BHYT-CSYT ngày 17/11/2017 về hướng dẫn chuyên môn, quy định thực hiện thanh toán nội soi tai mũi họng với các mã bệnh J00, J01, C76, H66,J03, J35 (các bệnh viêm mũi, xoang trẻ em, viêm mũi xoang cấp tính hoặc viêm mũi xoang do nấm, u ác tính mũi xoang, u cơ mạnh vòng vũi họng, viêm tai giữa cấp tính trẻ em, viêm tai giữ mạn tính mủ, viêm VA caaos và mạn tính) làm cơ sở để từ chối thánh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm Y tế (KCB BHYT) là chưa đảm bảo đầy đủ theo các quy định tại Quyết định số 5643/QĐ-BHYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng.

Kết luận cũng chỉ ra rằng, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội có công văn số 900/BHXH-GĐBHYT1 ngày 28/4/2017 và Công văn số 213/BHXH-GĐ1 ngày 26/01/2018. Quy định mức sử dụng DVKT cận lâm sàng trong điều trị đái tháo đường và tăng huyết áp ngoại trú làm cơ sở để từ chối thanh toán chi phí KCB BHYT là không đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, Điều 21 của luật BHYT.

Nhiều danh mục kỹ thuật (DMKT) trong Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế, thông tư số 50/2014/TT-BHYT ngày 26/12/2014 của BYT, Thông tư số 21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của BYT không có mã tương đương hoặc không có mã trong thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BHYTBTC ngày 29/10/2015 của liên Bộ Y tế - Tài chính và thông tư sô 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của BYT, làm căn cứ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.
 
Cơ quan BHXH TP Hà Nội và Bệnh viên Bưu Điện thực hiện chưa đúng chưa đúng quy định điểm a,b, khoản 1, Điều 32 của Luật BHYT số 23/2008QH12 và luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT về số lần, thời gian và tỷ lệ tạm ứng kinh phí KCB BHYT.

Cơ quan BHXH TP Hà Nội và Bệnh viện Bưu Điện thực hiện chưa đúng quy định tại điểm a,b, khoản 1 Điều 32 của Luật Bảo hiểm Y tế sô 25/2008/QH12 và Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế về số lần thanh toán và thời gian hoàn thành thanh toán chi phí KCB BHYT, việc thanh, quyết toán là chậm so với quy định.
 

Ban lãnh đạo Bệnh viện Bưu điện.

Ngoài ra, kết luận cũng chỉ ra việc Bệnh viện thực hiện thống kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh BHYT chưa đúng mẫu số 01/BV và mẫu số 02/BV ban hành theo quyết định số 3455/QĐ-BHYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y tế (mỗi người bệnh thực hiện 01 mẫu số 01/BV hoặc 01 mẫu số 02/BV, thể hiện công khai, minh bạch cả phần thu chi chênh, thu ngoài chế độ BHYT).

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Bênh viện Bưu Điện tại thời kỳ thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu KCB BHYT, dẫn đến việc liên thông dữ liệu khó khăn nhất là giờ cao điểm, hay gặp sự cố, việc gửi dữ liệu quản lý thông tuyến và dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT chưa đáp ứng theo quy định tại thông tư số 48/2017/TT-BHYT của Bộ Y tế.

Việc từ chối thanh toán và tạm thời chưa thanh toán tổng số tiền 1,7 tỷ đồng quý I,II,III/2018, với lý do căn cứ định mức VTYT thanh toán DVKT, chỉ thanh toán 03 ngày/lượt đẻ thường và 05 ngày/lượt đẻ mổ; ra viện ngày thứ 2; chỉ định chưa hợp lý căn cứ Công văn số 900/BHXH-GDD1 ngày 28/4/2017 của BHXH TP Hà Nội và Công văn số 5162/BHYT-CSYT ngày 17/11/2017 của BHXH Việt Nam là không đúng quy định của pháp luật về khám chữa bệnh BHYT và không có cơ sở.

Hồ sơ bệnh án được kiểm tra có nội dung còn sơ sài, nhiều phần hành chính còn bỏ trống, còn có bảng kê chi phí KCB BHYT người bệnh ký xác nhận không đúng họ tên bệnh nhân, hoặc người ký thay không ghi rõ mối quan hệ với người bệnh.

Trước sự việc trên, để có thông tin khách quan tới bạn đọc, Pháp luật Plus đã đặt lịch làm việc với phía Bệnh viện Bưu Điện để phản ánh những thông tin thực hiện sau Kết luận thanh tra từ phía đơn vị này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phó Thủ tướng - Trưởng BCĐ phòng chống Covid-19 Vũ Đức Đam: Hà Nội phối hợp làm rất tốt!

Nguy cơ lây nhiễm đối với những người ngồi cùng chuyến bay, những người trong gia đình, hàng xóm và những người có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid19 sẽ ở mức độ nào? Bộ Y tế đã giải đáp chi tiết trong cuộc họp mới nhất. Cùng với đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 - cũng nhận xét: Hà Nội phối hợp làm rất tốt!

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/sai-pham-ve-quy-che-bao-hiem-y-te-dien-ra-tai-benh-vien-buu-dien-d119519.html