Quang cảnh kỳ họp thứ 5 (Ảnh minh họa)
Kỳ họp sẽ xem xét 16 báo cáo, đáng chú ý có 5 báo cáo chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhà đất, vốn đầu tư công.
Cụ thể: Báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND TP trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của thành phố Hà Nội; Báo cáo của UBND TP về sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội; Báo cáo của UBND TP về việc thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND của HĐND TP về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội; Báo cáo của UBND TP về tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố; Báo cáo của UBND TP về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công và kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của thành phố.
HĐND TP sẽ xem xét, thông qua 1 nghị quyết thường lệ, 13 nghị quyết chuyên đề. Trong đó, 7 nghị quyết không là nghị quyết quy phạm pháp luật, gồm: Điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2022, dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 ngân sách cấp thành phố (trong đó có nội dung thông qua việc sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương sử dụng từ nguồn vay vốn ODA, vay ưu đãi nhà tài trợ nước ngoài cho dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn thành phố Hà Nội);
Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030; phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội; Danh mục cơ sở nhà đất di dời do không phù hợp quy hoạch theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31-12-2017 của Chính phủ; Kết quả giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của thành phố Hà Nội; Chương trình giám sát năm 2023 của HĐND TP.
6 nghị quyết quy phạm pháp luật gồm: Quy định một số khoản thu phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội; Quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy, chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực (Nghị quyết này thay thế cho Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND của HĐND thành phố); Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng tại nội thành thành phố Hà Nội;
Quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2022-2023; Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 1/8/2016 của HĐND thành phố về chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp và người giúp việc cho giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự hưởng lương ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Quy định nội dung chi, mức chi: Nội dung chi, mức chi đặc thù chuẩn bị, tổ chức một số kỳ thi áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội; Nội dung chi, mức chi cho việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội; Mức chi tiền thưởng đối với giải thưởng của các cuộc thi, hội thi, hội diễn, liên hoan trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và các giải thể thao quần chúng do thành phố Hà Nội tổ chức và chế độ khi tham gia các giải thể thao quần chúng cấp khu vực và toàn quốc; Quy định mức hỗ trợ kinh phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Ngoài ra, kỳ họp cũng dành 1 ngày (ngày 7/7/2022) để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và những vấn đề dân sinh bức xúc mà đại biểu HĐND TP và đông đảo cử tri, dư luận và Nhân dân Thủ đô quan tâm.
Hạnh Nguyên - TTTĐ