Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Sóc Sơn – Hà Nội: Cát tặc hoành hành, đánh người gây thương tích

11/07/2018 20:15

Kinhte&Xahoi Khi bị người dân ngăn cản việc hút cát trái phép, nhóm người trên 2 tàu hút cát đã lao vào đâm chém. Khiến một người phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.

Vào lúc 00h30 phút, ngày 11/7, trên địa bàn thôn An Lạc, xã Trung Giã đã xảy ra xô sát, vụ việc khiến một người dân phải đưa đi cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, sau đấy được chuyển lên Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng nguy kịch. Được biết, nạn nhân là anh Nguyễn Văn C (thường gọi là Thắng), sinh năm 1982, trú tại thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngay khi nhận được thông tin phản ánh, phóng viên báo Kinh doanh và Pháp luật đã có mặt tại Khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện Xanh Pôn để tìm hiểu sự việc. Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn L (em trai anh C) cho biết:

“Sự việc xảy ra vào khoảng 00h30 phút, ngày 11/7. Anh Thành cùng 3 người cháu ở Ninh Tào, Hiệp Hòa (Bắc Giang) đi trên hai chiếc tàu hút cát vào địa phận đất của gia đình tôi ở thôn An Lạc, khai thác trộm cát sỏi. Khi phát hiện ra sự việc, anh C có mời anh Thành và mọi người lên làm việc nhưng anh Thành và mấy người cháu từ chối, văng lời thách thức và chửi bới, đe dọa, không hợp tác. Khi anh C xuống thuyền mời lên làm việc thì bị anh Thành hô ba đứa cháu “chém chết mẹ nó đi”, ngay lập tức ba người này lao vào chém anh C tới tấp. Anh C kêu cứu thì được 2 người là lái xe cho anh C chạy lại giúp đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, nhưng do vết thương quá nặng nên chúng tôi phải chuyển lên Bệnh viện Xanh Pôn. Sau đó sự việc đã được gia đình tôi báo cho Công an địa phương.”

Trong lúc ngăn cản nhóm 'cát tặc' hút cát trộm, anh C. bị hành hung dã man.

Cố gắng gượng dậy trong lúc vết thương mới được băng bó, anh C cho biết thêm: “Đây không phải là lần đầu nhóm người này đưa tàu đến địa bàn xã tôi để hút trộm cát. Hai bên bờ sông của thôn chúng tôi hiện nay bị sạt lở nghiêm trọng do nạn hút cát này. Người dân xã tôi rất bức xúc nhưng không làm gì được vì những người này rất manh động, đến Công an và chính quyền cũng bất lực. Tối qua, khi tôi và gia đình đến ngăn cản nhóm hút cát trộm này thì bị nhóm này lao vào hành hung dã man. Trong lúc bị đánh tôi nhận ra một người tên Thành, là chủ của một trong hai tàu hút cát, người xã Ninh Tào, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) hô đồng bọn “chém chết mẹ nó đi”. Ngay sau khi xảy ra sự việc, gia đình tôi đã trình báo với Cơ quan công an và UBND xã Trung Giã. Nghe nói Công an huyện Sóc Sơn đã bắt tạm giam hai người, trong đó có người tên là Thành”.

Cũng theo anh C cho biết thêm, sáng nay có một người xưng là Ban hiện là chủ Công ty Hưng Tín chuyên khai thác cát trên địa bàn huyện Sóc Sơn, gọi vào số máy của anh yêu cầu phải giải hòa vụ việc.

Hiện tại anh C đang điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn.

Để rộng đường dư luận, PV Báo Kinh doanh & Pháp luật đã gọi điện cho ông Lê Ngọc Ly – Trưởng Công an huyện Sóc Sơn để tìm hiểu sự việc, tuy nhiên ông Ly cho biết là đang đi công tác và không nắm được vụ việc.

Cũng với nội dung này thì ông Đinh Văn Thọ - Chủ tịch UBND xã Trung Giã cho biết là cũng mới nghe qua sự việc, hiện tại Công an đang giải quyết.

Thời gian vừa qua, hoạt động khai thác cát, sỏi trộm diễn ra rầm rộ tại xã Tân Hưng, và Trung Giã huyện Sóc Sơn khiến hàng chục nghìn m2 đất canh tác bị sạt lở, ảnh hưởng đến an toàn đê điều, nhưng không hiểu tại sao vấn nạn này không được các cấp chính quyền xử lý dứt điểm khiến người dân vô cùng bức xúc...

Theo ghi nhận của PV, khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc “công trường” khai thác cát, sỏi trái phép hoạt động rầm rộ tại khúc sông Cầu, chảy qua thôn Cốc Lương, xã Tân Hưng, thôn An Lạc, xã Trung Giã huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội. Hàng chục chiếc tàu hút và sà lan ra sức hút. Những chiếc ống hút đường kính từ 20 cm đến 30 cm được các máy hút công suất lớn hoạt động liên tục, chẳng mấy chốc những chiếc G vài chục khối được lấp đầy cát và sỏi.

Khi sà lan đầy sẽ được điều khiển xuôi về điểm tập kết rồi sau đó tiếp tục quay trở lại để nhận cát, sỏi. Mỗi đêm như thế, một sà lan ít nhất đã lấy đi của khúc sông này hàng trăm mét khối cát, sỏi. Với hàng chục tàu như vây, tổng số lượng mỗi đêm lên đến hàng nghìn mét khối.

Hoạt động khai thác cát, sỏi trộm tại đây rầm rộ đến mức ở bên kia bờ của dòng sông Cầu là huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) người dân cũng nghe rõ tiếng máy nổ, tiếng cát, sỏi va chạm vào thành thuyền khi được hút từ dòng sông.

Hậu quả của việc đào hút dòng sông là hàng chục nghìn mét vuông bãi bồi, bãi soi đang ngày đêm bị sạt lở nghiêm trọng. Những đường sạt lở tiến sát vào chân đê, đe dọa sự an toàn cho tuyến đê bao qua hai xã Tân Hưng và Trung Giã. Nguy hiểm hơn, bên trong đê này là gần 200 héc ta diện tích đất canh tác của nhân dân 4 thôn , Đạo Thượng, Cốc Lương của xã Tân Hưng và thôn An Lạc, K20 của xã Trung Giã.

Với tình hình sạt lở và khoảng cách chỉ vài mét như thế này, không biết mùa lũ sang năm điều gì sẽ xảy ra với đoạn đê mỏng manh này.

Sạt lở đất do nạn cát tặc lộng hành.

Một người dân cho biết: “Trước kia sông Cầu chảy qua làng tôi nông và hẹp lắm, nhiều bãi bồi ra tận giữa sông, mùa cạn nước có thể lội qua bờ bên kia được mà không ướt quần. Nhưng vài năm trở lại đây, tình trạng khai thác cát trộm diễn ra nhiều, khiến lòng sông sâu, các bãi soi, bãi bồi lở hết, có chỗ còn tiến sát vào chân đê”.

Được biết, tình trạng khai thác cát, sỏi trộm tại sông Cầu trên địa bàn xã Tân Hưng diễn ra trong nhiều năm nay, điều này được nhiều cơ quan báo chí phán ánh, nhưng đến nay dường như thực trạng này vẫn không hề thay đổi.

Theo đại diện UBND xã Tân Hưng, nguyên nhân khiến tình trạng khai thác cát, sỏi trộm hoạt động phức tạp không thể giải quyết triệt để như hiện nay, là do thẩm quyền và lực lượng của địa phương mỏng, không có đủ trang thiết bị để tiến hành bắt giữ, cũng như xử phạt.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Nghi - Chủ tịch UBND xã Tân Hưng cho hay: “Vấn đề này đã diễn ra từ nhiều năm nay rồi, cấp xã chúng tôi thẩm quyền có hạn. Hơn nữa lực lượng Công an xã thì được trả lương thưởng rất thấp, không thể lúc nào cũng ra sông trông coi được. Chúng tôi đã báo cáo lên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn để có phương án giải quyết, vì lực lượng ở xã mỏng như vậy chúng tôi không làm gì được”.

 

 Theo KD&PL


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com