Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Tạm sử dụng rừng phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng

08/03/2024 07:38

Kinhte&Xahoi Tạm sử dụng rừng là việc sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật.

Ngày 6/3/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong đó, Nghị định 27/2024/NĐ-CP bổ sung quy định về tạm sử dụng rừng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 6/3/2024.

Theo Nghị định 27/2024/NĐ-CP, tạm sử dụng rừng là việc sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực và các pháp luật khác có liên quan nhưng không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích tạm sử dụng rừng.

Điều kiện phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng

Tạm sử dụng rừng phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng. (Ảnh minh họa: baodantoc.vn)

Nghị định 27/2024/NĐ-CP nêu rõ, khi phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng, dự án phải đáp ứng các điều kiện sau: Có dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư.

Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng). Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

Chỉ cho phép tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác. Hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng (không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây).

Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng. Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Phương án tạm sử dụng rừng.

Không tạm sử dụng rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm; không lợi dụng việc tạm sử dụng rừng để chặt, phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, hợp thức hóa gỗ và lâm sản khai thác trái pháp luật; không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên, hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài ra, theo Nghị định 27/2024/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng để thực hiện các hạng mục công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Trình tự, thủ tục phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng

Ngày 6/3/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. (Ảnh minh họa: EVN)

Nghị định 27/2024/NĐ-CP nêu rõ, chủ đầu tư dự án có văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản. Hồ sơ lấy ý kiến gồm: Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo thẩm định và hồ sơ theo quy định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, ngành chủ quản có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của bộ, ngành chủ quản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp không phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 Phạm Duy - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội đã ghi nhận 9 ca mắc ho gà

Trong 2 tuần liên tiếp gần đây, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 6 ca mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm 2024 cho đến nay, thành phố đã có 9 ca mắc ho gà; trong khi cùng kỳ năm 2022 và năm 2023 không ghi nhận ca bệnh.

Từ hôm nay, chỉ số công tơ điện được ghi vào ngày cuối tháng

Từ ngày 29-2, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng. Quyền lợi của khách hàng được đảm bảo do mức sử dụng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ trong tháng có thay đổi.

link bài gốc https://phapluatplus.vn/tam-su-dung-rung-phuc-vu-thi-cong-du-an-luoi-dien-vi-loi-ich-quoc-gia-cong-cong-196652.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com