Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Tập đoàn Rạng Đông: Thoái vốn tại VietABank, nhiều dự án vào “tầm ngắm” của Bộ Công an

09/08/2021 10:20

Kinhte&Xahoi Tập đoàn Rạng Đông là doanh nghiệp đa ngành lớn nhất tỉnh Bình Thuận, nhiều dự án do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư đang nằm trong “tầm ngắm” của Bộ Công an.

Chủ đầu tư nhiều dự án dính lùm xùm

 Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc Công ty Cổ phần Rạng Đông không còn là cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank).

Theo đó, Tập đoàn Rạng Đông đã giảm sở hữu cổ phiếu VAB từ 32,69 triệu đơn vị, tương đương 7,35% vốn của VietABank xuống còn 21,72 triệu cổ phiếu, tương đương 4,88% vốn, qua đó không còn là cổ đông lớn của ngân hàng từ ngày 26/7.

Đáng nói, Tập đoàn Rạng Đông muốn rút hết vốn khỏi VietABank nhưng chưa thành công. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận đề nghị của VietABank về việc chuyển nhượng gần 32,7 triệu cổ phiếu VAB, tương đương 7,35% vốn tại ngân hàng do Tập đoàn Rạng Đông sở hữu.

Động thái thoái vốn khỏi VietABank của Tập đoàn Rạng Đông diễn ra chỉ sau ít ngày ngân hàng này giao dịch sàn chứng khoán. Trước việc này, giới đầu tư đặt ra rất nhiều dấu hỏi về toan tính của Tập đoàn Rạng Đông.

Trụ sở Tập đoàn Rạng Đông

Nếu như VietABank cũng từng dính nhiều lùm xùm, trong đó có vụ án cán bộ cấu kết với đối tượng lừa đảo rút hàng chục tỷ đồng của khách hàng đã được lực lượng công an lật tẩy thì Tập đoàn Rạng Đông cũng đang vướng vào những vấn đề pháp lý tại một số dự án mà doanh nghiệp này đang là chủ đầu tư.

Cuối tháng 7/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã gửi văn bản đến UBND TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện 9 dự án trên địa bàn thành phố, trong số đó có 3 dự án do Tập đoàn Rạng Đông làm chủ đầu tư gồm: Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, Sea Links Mũi Né và Khu du lịch Xuân Quỳnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Sea Links Mũi Né được giới thiệu là khu đất trải dài trên miền cát trắng 154ha, có sân golf quốc tế 18 lỗ. Dự án có quy mô gồm khu khách sạn 200 phòng cao cấp, 315 căn biệt thự, 557 căn hộ cao cấp Ocean Vista, 187 căn biệt thự Royal Hill, khu dân cư Đông Xuân An 957 nền đất…

Sai phạm tại dự án này đã từng bị Thanh tra Chính phủ phát hiện đó là việc Tập đoàn Rạng Đông xây xong phần thô 63/65 căn biệt thự trên diện tích đất 26.000 m2 chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và công ty chưa nộp nghĩa vụ tài chính 16,9 tỷ đồng.

Trong khi đó, dự án Khu du lịch Xuân Quỳnh (phường Mũi Né, TP Phan Thiết) có diện tích 24.150 m2, được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận đầu tư đã gần 20 năm nhưng gặp vấn đề về tiến độ, khiến cơ quan chức năng địa phương vẫn đang loay hoay trong việc xử lý.

Tập đoàn Rạng Đông - đại gia “máu mặt” ở Bình Thuận

 Không chỉ có vậy, ở thời điểm hiện tại, gây lùm xùm nhất chính là Dự án Khu đô thị biển Phan Thiết nằm ngay trung tâm TP Phan Thiết. Dự án này tiền thân là một sân golf 18 lỗ của tỷ phú Mỹ Larry Hillblom được Tập đoàn Rạng Đông thâu tóm năm 2014 và đến nay đã được chuyển đổi công năng để phân lô bán nền với giá thị trường cao chưa từng thấy ở Phan Thiết.

Cũng chính dự án trên đã bị Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra và ngay cả ông Đinh Trung - nguyên Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cũng đã chỉ ra nhiều dấu hiệu khuất tất, vi phạm, đặc biệt là vấn đề thay đổi quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng, giá đất, đẩt dịch vụ... và gửi đơn tố cáo tới Trung ương.

Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (Bình Thuận) vướng nhiều lùm xùm nhất. (Ảnh chụp năm 2019)

Những sai phạm tại dự án này đã được nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đeo đuổi tìm hiểu suốt 3 năm nay. Đến thời điểm này, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận phối hợp rà soát, cung cấp thông tin, hồ sơ pháp lý và tạm dừng giao dịch đối với các tài sản tại dự án.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Rạng Đông được thành lập từ đầu năm 1991, tiền thân là Tổ hợp xây dựng số 04. Đến năm 2007 thì đổi tên thành Công ty Cổ phần Rạng Đông và một năm sau có tên gọi là Tập đoàn Rạng Đông.

Cũng theo giới thiệu, Tập đoàn Rạng Đông hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp các loại cơ sở hạ tầng; các công trình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao); khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; đồ gỗ; cơ khí; trồng rừng; trồng rừng cao su; đầu tư các khu dân cư; các khu du lịch phức hợp (resort, khách sạn, sân golf…).

Nói đến Tập đoàn Rạng Đông, nhiều người dân và công ty địa phương thừa nhân đây là doanh nghiệp có “số má” nhất ở Bình Thuận, bởi tập đoàn này đang thực hiện rất nhiều dự án bất động sản, BOT, khai khoáng với quy mô rất lớn khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều phải mơ ước.

Khi đặt chân đến đất Bình Thuận, nếu hỏi doanh nghiệp nào lớn nhất ở địa phương này thì người dân ngay lập tức trả lời là Tập đoàn Rạng Đông (địa chỉ trụ sở tại J45 đường Tôn Đức Thắng, Phường Xuân An, TP Phan Thiết) của đại gia Nguyễn Văn Đông (SN 1962).

Thậm chí, tại Phan Thiết nói riêng, Bình Thuận nói chung, Tập Đoàn Rạng Đông nổi tiếng đến mức người dân phải nói rằng "muốn phân biệt được người dân Bình Thuận hay không hãy hỏi về Tập đoàn Rạng Đông, nếu như ai trả lời không biết thì đó là người dân ngoại tỉnh".

Theo tài liệu của phóng viên, Tập đoàn Rạng Đông chính thức được thành lập vào tháng 9/2007 với hai cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Văn Đông (chiếm 96% vốn) và Huỳnh Tịnh Túy. Người đại diện theo pháp luật của công ty thời điểm đó là ông Nguyễn Văn Đông.

Sau nhiều lần tăng vốn điều lệ, tính đến tháng 8/2021, Tập đoàn Rạng Đông có vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng, toàn bộ là vốn góp tư nhân.

Trước đó, vào năm đầu năm 2018, người đại diện theo pháp luật của công ty đã đổi từ ông Nguyễn Văn Đông sang ông Nguyễn Ngọc Lân (SN 1977, TP Phan Thiết, Bình Thuận) và hiện tại bà Trịnh Thị Phương Hiền (SN 1981, TP Phan Thiết, Bình Thuận) làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Văn Thành Nhân - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sở Công thương Hà Nội lập danh sách 700 shipper giao nhận hàng hóa

Để thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn, Sở Công thương Hà Nội đã lập danh sách 700 người sử dụng xe môtô 2 bánh vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tap-doan-rang-dong-thoai-von-tai-vietabank-nhieu-du-an-vao-tam-ngam-cua-bo-cong-an-173031.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com