Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Tiểu sử và những dấu ấn Chủ tịch nước Trần Đại Quang

21/09/2018 14:42

Kinhte&Xahoi Từ ngày 2/4/2016, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị chính thức trở thành Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Họ và tên: TRẦN ĐẠI QUANG

Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1956

Quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Nơi đăng ký thường trú: Số 8, phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sĩ Luật học, Đại học An ninh

+ Học vị: Tiến sĩ; Học hàm: Giáo sư

+ Lý luận chính trị: Cao cấp

+ Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung

Nơi làm việc: Phủ Chủ tịch, Ba Đình, Hà Nội

Ngày vào Đảng: 26/7/1980; Ngày chính thức: 26/7/1981

Khen thưởng: Hai Huân chương Quân công hạng nhất, một Huân chương Quân công hạng nhì, hai Huân chương Chiến công hạng nhất, một Huân chương Chiến công hạng nhì, một Huân chương Chiến công hạng ba, một Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì, hai Huân chương Tự do hạng nhất và hạng nhì của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hai Huân chương Hữu nghị hạng nhất của Quốc vương và Chính phủ Vương quốc Campuchia.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, XIV.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Ảnh: Lao động)

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

Từ tháng 7/1972 - tháng 10/1975: Học viên Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 10-1975 - tháng 6-1987: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, sau tách thành Cục Bảo vệ chính trị II, giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 6/1987 - tháng 6/1990: Trưởng phòng Tham mưu và Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 6/1990 - tháng 9/1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Từ tháng 9/1996 - tháng 10/2000: Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục An ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an.

Từ tháng 10/2000 - tháng 4/2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

Từ tháng 4/2006 - tháng 1/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

Từ tháng 1/2011 - tháng 8/2011: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.

Từ tháng 8/2011 - tháng 3/2016: Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI, XII), Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Từ ngày 2/4/2016 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIII, khóa XIV.

Đại tướng Trần Đại Quang luôn cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. (Ảnh: VietnamNet)


Trong suốt những năm tháng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an, dưới sự chỉ đạo của Đại tướng, lực lượng Công an đã khiến giới tội phạm khiếp đảm và chùn bước khi liên tiếp bóc dỡ hàng loạt vụ trọng án, kéo theo là những bản án nghiêm khắc dành cho không ít cựu cán bộ chủ chốt và ông trùm “máu mặt”.

Đối diện với bộn bề công việc cần giải quyết nhanh chóng, người đứng đầu ngành Công an chịu rất nhiều áp lực. Áp lực lớn nhất chính là việc phải duy trì niềm tin của quần chúng với ngành Công an, giữ được uy tín cho lực lượng.

Thế nhưng, dấu ấn đậm nét nhất của Đại tướng Trần Đại Quang trong nhiệm kỳ qua không chỉ là những thành quả đóng góp cho an ninh quốc gia, không chỉ là ấn tượng đối với các quan chức cấp cao quốc tế mà còn là trách nhiệm, sự gần gũi và “cái tâm” đối với nhân dân.

Là người cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. Mỗi quyết định, chỉ đạo của ông luôn ẩn chứa hai chữ “vì dân”. Trong quá trình công tác ông đã khiến ĐBQH cùng người dân cả nước tin tưởng và yêu mến không chỉ bởi những chỉ đạo quyết liệt, sắt thép trước các vấn đề của đất nước, mà còn bởi những quyết định hợp tình hợp lý, đặt lợi ích của người dân cao nhất.

 

Theo Phapluatplus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quận Đống Đa - Hà Nội: Điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, quận Đống Đa đã được các cấp chính quyền đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở. Hàng loạt các tuyến đường, công trình trọng điểm được xây dựng và mở rộng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng hiện đại. Thêm vào đó là các dự án nhà cao tầng, khu dân cư với số vốn đầu tư nhiều tỷ đồng được đưa vào sử dụng, đã góp phần làm thay đổi quan trọng diện mạo đô thị của Quận.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com