Tờ giấy A4 và ý tưởng gian dối của lãnh đạo Phòng giáo dục quận Cầu Giấy
Kinhte&Xahoi
Học sinh, các em không cần sự ban phát phần thưởng theo kiểu tượng trưng, giả dối đó, và sau khi nhận ra sai lầm lại dùng tiền bịt miệng.
Phần thưởng để đánh giá tinh thần, tư duy học tập của học sinh là việc nên làm, nhưng không thể làm theo kiểu đại trà hay giả dối.
Điều đáng tiếc đó lại xảy ra tại Phòng giáo dục quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, và bắt nguồn từ ý tưởng của lãnh đạo Phòng.
Thông tin dưới đây từ phụ huynh quả là chuyện không thể tin nổi khi nó xảy ra ở Thủ đô, một nơi được xếp là đứng đầu cả nước về chất lượng đào tạo.
“Một cháu học sinh khác thuộc cấp Tiểu học tại quận Cầu Giấy cũng tham dự buổi lễ vinh danh và nhận được gói quà là giống như của bạn học sinh trên.
Dù biết rằng lãnh đạo Phòng giáo dục đã lên tiếng xin lỗi, giãi bày, nhưng “vết nhơ” đó khó mà tẩy xóa trong tâm hồn trong sáng của các em.
Mẹ cháu học sinh cho biết: “Cháu nhà tôi đợi đến tối khi cả nhà về đông đủ mới bóc gói quà ra để khoe với mọi người nhưng thật thất vọng, không thể tin nổi trong đó chỉ có tờ giấy. Cháu đã khóc và rất buồn.
Bản thân tôi và ông bà trong gia đình lúc đó thật sự bị sốc, không phải vì không có quà mà chúng tôi không tin nổi là Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy lại làm ăn như thế?
Đây là một hành động coi thường học sinh cũng như các gia đình có con em đến tham dự buổi vinh danh. Họ lấy các cháu ra làm trò đùa hay sao?”.
Khi phụ huynh lên tiếng vì trò gian manh, giả tạo trong hình thức khen thưởng, lãnh đạo Phòng giáo dục quận lại có cách xử lý khủng hoảng thêm phần lố bịch. Là xoa dịu bằng tiền để thông tin đáng xấu hổ này không có mặt trên truyền thông.
“Cô giáo chủ nhiệm của cháu đã gọi điện và nói với tôi: “Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy có nhờ cô giáo chuyển đến con tôi 300 ngàn đồng tiền phần thưởng và mong gia đình tôi không cung cấp thông tin cho báo chí”? Một phụ huynh bày tỏ.
Ông Phạm Ngọc Anh- Trưởng phòng giáo dục quận Cầu Giấy. (Ảnh: KTNT)
Là người xây dựng nền tảng giáo dục, đạo đức, sự chân thật cho học sinh, nhưng ý tưởng hẹp hòi của lãnh đạo Phòng giáo dục đã đẩy câu chuyện xây dựng niềm tin giữa nhà trường và học sinh bị đứt gãy. Học sinh, các em không cần sự ban phát phần thưởng theo kiểu tượng trưng, giả dối đó, và sau khi nhận ra sai lầm lại dùng tiền bịt miệng. Đó là cách ứng xử phản giáo dục ở một môi trường giáo dục.
Những tệ nạn như chạy theo thành tích, giấy khen phát tràn lan, điểm thi được mua với giá tiền tỷ…đó là thực trạng đáng báo động về chất lượng giáo dục.
Dù biết rằng không thể coi những tiêu cực đó để đánh giá việc dạy và học của thầy và trò chúng ta hiện nay đang bị “thương mại hóa”, nhưng với những sự thật đang xảy ra thì cần phải xử lý nghiêm người đứng đầu để chấn chỉnh những trò giả dối, suy thoái trong giáo dục.
Dù biết rằng lãnh đạo Phòng giáo dục đã lên tiếng xin lỗi, giãi bày, nhưng “vết nhơ” đó khó mà tẩy xóa trong tâm hồn trong sáng của các em.
Trao thưởng cho học sinh tiến bộ là việc nên có, nhưng cần có thái độ, văn minh, tôn trọng các em, giống như người đời đã dạy “của cho không bằng cách cho”.
Theo Pháp luật Plus