Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Vấn nạn rác thải, nước thải ở “thành phố đáng sống”

16/10/2019 15:04

Kinhte&Xahoi Thời gian qua, với tốc độ đô thị hóa cao, ô nhiễm môi trường từ các nguồn rác thải trở thành mối nguy đe dọa sự phát triển bền vững của Đà Nẵng, đô thị một thời gian từng được nhiều người tự đặt cho cái tên “thành phố đáng sống”. TP đã có kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và cho triển khai gần nửa năm nay, nhưng chủ trương không được làm quyết liệt dẫn đến nhiều bất cập, gây bức xúc trong dân…

Thùng phân loại rác “làm màu” trên có 3 ngăn nhưng dưới đều tống hết vào lẫn lộn

Quá tải các nguồn xả thải 

Theo thống kê của Sở TN&MT, mỗi ngày Đà Nẵng phát sinh hơn 1.100 tấn rác. Dự kiến từ 2020 – 2025 phát sinh hơn 1.800 tấn/ngày; giai đoạn 2025 – 2030 hơn 2.400 tấn/ngày; và hơn 3.000 tấn/ngày từ 2030 - 2040.  

Hiện Đà Nẵng có 5 trạm trung chuyển đang hoạt động gồm Lê Thanh Nghị, chợ Đầu Mối, Nguyễn Đức Trung, Hòa An, Hòa Thọ. Công suất hoạt động trung bình 72 tấn/ngày. Toàn TP có 133 điểm tập kết thùng, trung chuyển rác tạm thời.  

Giám đốc Sở TN&MT Tô Văn Hùng cho biết, cả TP chỉ có 1 Khu Xử lý chất thải Khánh Sơn, dự kiến sẽ sớm quá tải nếu không kịp mở rộng 2 hộc chứa rác. Trong bối cảnh dự án Khu liên hợp xử lý rác Hòa Nhơn còn nằm trong quy hoạch lâu dài, bãi rác Khánh Sơn vẫn là nơi duy nhất phải tiếp nhận, xử lý chất thải toàn TP. Và chủ trương xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa người dân khu vực và chính quyền địa phương.

Bên cạnh rác, nước thải cũng đang là vấn đề “nóng”. Hệ thống thu gom nước thải quá tải tại một số khu vực phát triển nhanh; khu vực nông thôn phần lớn chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước mưa chung với thoát nước thải nên tồn tại tình trạng nước thải tràn ra biển (55 cửa xả ra sông, biển); năm 2018 còn 12 điểm ngập úng.

Trước áp lực xả thải, Đà Nẵng đã nhiều lần nâng công suất các trạm xử lý nước thải nhưng vẫn không theo kịp thực tế. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ từng thừa nhận, tốc độ xả thải của Đà Nẵng phát triển cùng tốc độ phát triển đô thị, nhanh hơn rất nhiều so với các dự báo. 

“Đà Nẵng đang gặp rắc rối về môi trường, vấn đề xử lý nước thải. Hiện khu vực bãi biển hết sức đau đầu. Khi có những cơn mưa dù nhỏ, khu vực ven biển rất hôi. Hệ thống thu gom và xử lý đang quá tải. Chúng ta không thể chậm hơn được nên nhà thầu cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành nhà máy xử lý nước thải cũng như hệ thống thu gom”, ông Thơ nói.

Một tồn tại nữa, các trạm xử lý nước thải đô thị cũ, công nghệ lạc hậu, kết cấu bể, thiết bị cũ, xuống cấp nên tỷ lệ thu gom đạt khoảng 60%, tỷ lệ nước thải xử lý đạt 42%. Vì thế sự cố thường xuyên xảy ra. Các hệ thống lại bố trí gần khu dân cư, không đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh.

Để giảm áp lực về nguồn xả thải, tháng 4/2019, Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến năm 2025, với mục tiêu phấn đấu, tỷ lệ chất thải rắn được tái sử dụng, tái chế đạt ít nhất 12% vào năm 2020 và 15% vào năm 2025. 

Theo kế hoạch, các hộ gia đình sẽ được cấp phát các tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền, túi đựng rác tài nguyên. Khu dân cư được trang bị thùng rác nguy hại theo đúng quy định. TP sẽ trang bị thùng rác 2 ngăn/3 ngăn tại các khu vực công cộng, một số tuyến đường cảnh quan. Các phương tiện, trang thiết bị còn lại do chính đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom rác tái chế hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường tự trang bị. 
 
Dự kiến, tổng kinh phí các dự án đầu tư cho kế hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt khoảng 8.500 tỷ, trong đó, ngân sách TP trên 1.900 tỷ, tiền DN 6.600 tỷ.

Một cống nước thải đổ thẳng ra biển Đà Nẵng 

Triển khai kiểu “làm màu” 

Mới đây, trong báo cáo cập nhật công tác triển khai kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, bà Nguyễn Thị Kim Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT cho biết, từ tháng 4/2019 tới nay, các cơ quan đã khảo sát, điều tra, xác định các điểm tập kết rác và tập huấn cho lực lượng nòng cốt tại quận, huyện, phường. Tuy nhiên các hoạt động trên thực tế đều không đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, chủ trương. 

Trong đó, hạng mục quan trọng nhất là mua sắm trang thiết bị, dụng cụ với kinh phí đầu tư gần 13 tỷ được giao Ban Quản lý dự án hạ tầng và Phát triển đô thị thực hiện, lại chưa triển khai. Ở 2 phường thí điểm (thuộc quận Hải Châu), số lượng thu gom rác tái chế tại các hộ gia đình còn ít; sự vào cuộc của người dân và các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ; số tiền bán rác tái chế chưa đủ bù đắp kinh phí đầu tư phương tiện và trả nhân công…

Tại một địa phương thí điểm, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Cường Nam phản ánh: “Khi tuyên truyền phân các loại rác riêng ra tại hộ gia đình nhưng đến khi đưa ra điểm tập trung, lại bỏ chung vào một thùng là không có ý nghĩa. Công nhân thu gom chưa có tín hiệu thông báo riêng mà dùng nhạc trên điện thoại quá nhỏ, đến khi dân mang rác ra, xe đã chạy mất. Kế hoạch hô hào triển khai nhưng không cụ thể, dân không phục”. 

Trong khi đó, lãnh đạo phường Hải Châu 1 cho rằng, cả xe thu gom cũng như thời gian thu gom rác của chương trình còn nhiều bất cập khiến người dân chưa hiểu rõ và chưa thích ứng kịp. Trong khi các loại rác như giấy bìa  cứng, kim loại dễ phân loại, các loại hộp sữa và túi nilon rất khó xử lý. 

Một số ý kiến cho rằng việc phân loại rác để bán và trích kinh phí lại cho các khu dân cư chưa được thông báo rộng rãi, không ghi chép cụ thể khiến người dân chưa hiểu hết mục đích, ý nghĩa. Chính vì vậy, nhiều người vẫn chọn cách giữ lại các loại rác như bìa cứng, chai nhựa, lon bia... để bán riêng.

Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP cũng thừa nhận, triển khai kế hoạch phân loại rác tại nguồn còn mang nặng tính hình thức. Ông Dũng đơn cử câu chuyện ghi được từ người dân, rằng họ không hiểu sao phía ngoài bao bì được vẽ thành 3 ngăn để chứa các loại rác khác nhau, nhưng phía trong lại không có ngăn. “Tuyên truyền phải cho thực tế, gắn liền với hành động cụ thể, chứ không hành động, làm sao mà dân nghe, dân tin được”, ông Dũng nói. Việc này, ông Dũng phê bình đích danh đầu mối nằm ở Sở TN&MT và cho rằng Sở này ít giao ban, báo cáo tiến độ, không sâu sát cơ sở.

Về việc tận dụng rác tái sinh để bán nhằm trang trải chi phí phương tiện, nhân công cũng như trích lại cho khu dân cư, ông Dũng cho rằng việc này cần phải công khai, nói rõ cho dân biết ý nghĩa để đồng thuận thực hiện. Và mục đích lớn hơn của việc này nằm ở chỗ tái chế nhằm sinh rác tài nguyên và giảm tỷ lệ chôn lấp, giảm áp lực cho bãi rác Khánh Sơn chứ không phải gom rác tái chế để thu về bao nhiêu tiền.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com