Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Vụ kiện hy hữu đòi quyền chủ nợ: Ngân hàng phản bác đơn phản tố ra sao?

02/10/2020 11:24

Kinhte&Xahoi TAND TP Huế đã thụ lý vụ kiện hy hữu khi một cá nhân mua nợ xấu của ngân hàng gian truân bảo vệ quyền chủ nợ của mình. Phía bị đơn đưa ra các nội dung phản tố, tuy nhiên, ngân hàng lập tức phản bác.

Ngày 19/9/2019, TAND TP Huế ra quyết định thụ lý vụ án kinh doanh thương mại số 91/2019/TLST-KDTM về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng theo đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị Định (SN 1982), hộ khẩu thường trú trú tại Nghĩa Tân - Cầu Giấy (Hà Nội). 


Cụ thể, bà Định khởi kiện yêu cầu Toà án buộc Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung (Công ty Hoàng Cung) phải trả cho bà Nguyễn Thị Định số tiền nợ và lãi tạm tính đến ngày 30/6/2019 là hơn 463 tỷ đồng.

 
TAND TP Huế đã ra quyết định thụ lý vụ kiện giữa một cá nhân với Công ty Hoàng Cung.

Đơn khởi kiện của bà Định gửi TAND TP Huế trình bày: Công ty Cổ phần Khách sạn Hoàng Cung (trước đây là Công ty Cổ phần Trường Tiền - TT Huế) là chủ đầu tư của Dự án xây dựng khách sạn Hoàng Cung tại số 08 Hùng Vương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Để thực hiện dự án trên, từ ngày 11/03/2003 đến ngày 23/12/2011, Công ty Hoàng Cung đã tiến hành vay nợ và được Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế (VCB Huế), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Vietinbank Huế) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Agribank Huế) chấp thuận đồng tài trợ, cho vay thông qua các Hợp đồng tín dụng.

Để bảo đảm cho các khoản vay trên, Công ty Hoàng Cung chấp thuận các biện pháp bảo đảm theo các điều kiện, điều khoản quy định tại nhiều Hợp đồng thế chấp.

“Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các Ngân hàng đã giải ngân đầy đủ, đúng hạn các khoản vay theo Hợp đồng tín dụng đã ký. Tuy nhiên đến thời hạn trả nợ, dù nhiều lần nhận được yêu cầu nhưng Công ty Hoàng Cung luôn tìm lý do trì hoãn, không tuân thủ thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng liên quan việc trả nợ. Do đó, để thu hồi khoản nợ trên theo đúng quy định pháp luật, các Ngân hàng đã tiến hành bán đấu giá khoản nợ của Công ty Hoàng Cung thông qua Công ty cổ phần đấu giá Nam Việt. Việc đấu giá được tiến hành theo đúng Quy chế bán đấu giá khoản nợ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Căn cứ Biên bản bán đấu giá khoản nợ và Thông báo về việc ký Hợp đồng mua bán nợ số 62/TB-HUE cùng ngày 12/02/2018, tôi là người trúng đấu giá đối với khoản nợ của Công ty Hoàng Cung. Ngày 21/02/2018, tôi và đại diện các Ngân hàng trên đã ký Hợp đồng mua bán khoản nợ đấu giá số 68/2018/HDDMBN-VCB-VIETTINBANK-AGRIBANK. Theo đó, tôi được chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản vay của Công ty Hoàng Cung theo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp đã ký giữa Công ty cổ phần Khách sạn Hoàng Cung và các Ngân hàng nêu trên.


Hợp đồng mua bán nợ thành công giữa bà Nguyễn Thị Định với các ngân hàng.

Ngày 13/03/2018, VCB Huế đã gửi văn bản gửi đến Công ty Hoàng Cung thông báo về việc bán khoản nợ và chuyển quyền chủ nợ cho tôi. Căn cứ theo Hợp đồng mua bán khoản nợ đấu giá đã ký, VCB Huế cũng thông báo về số tiền nợ của Công ty Hoàng Cung tính đến thời điểm ngày 31/12/2017 là hơn 405 tỷ đồng”, đơn khởi kiện nêu.

Ngân hàng phản bác các nội dung phản tố của Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung

Sau khi TAND TP Huế thụ lý vụ án, ngày 28/10/2019, Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung đã có đơn phản tố gửi toà án.

Ngày 19/2/2020, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế (VCB Huế) có công văn số 24 VCB-KH.HUE gửi TAND TP Huế đưa ra phản bác của mình.

Theo đó, bị đơn cho rằng Hợp đồng mua bán nợ số 68/2018/HĐMBN-VCB-VIETINBANK-AGRIBANK ("HĐMBN") ký ngày 21/2/2018 giữa nguyên đơn và các ngân hàng bị vô hiệu vì trái quy định của pháp luật” với lý do: “Căn cứ quy định của Luật đấu giá tài sản thì tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá - mà nếu tài sản đấu giá đó là nợ xấu thì "chỉ giới hạn trong phạm vi Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật" mà thôi.


Vụ kiện hy hữu đòi quyền chủ nợ: Ngân hàng phản bác đơn phản tố ra sao? - 5
Vụ kiện hy hữu đòi quyền chủ nợ: Ngân hàng phản bác đơn phản tố ra sao? - 6

Đơn phản tố của Công ty Hoàng Cung.

Ngân hàng VCB Huế lập tức có công văn gửi TAND TP Huế phản bác tất cả các nội dung phản tố.

Thế nhưng, khoản nợ xấu liên quan đến Công ty Hoàng Cung mà VCB Huế mang ra đấu giá và để cho Nguyên đơn trúng đấu giá lại không thuộc "khoản nợ xấu của tổ chức mà nhà nước sở hữu 100%) vốn" (ví dụ như VAMC) là trái với quy định của Luật đấu giá tài sản”.

Ngân hàng VCB Huế phản bác: Mặc dù khoản nợ của Công ty Hoàng Cung tại VCB Huế và các ngân hàng đồng tài trợ (bao gồm: VCB Huế, Vietinbank TT-Huế và Agribank TT-Huế) không phải là tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá theo Khoản 1 Điều 4 Luật đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 nhưng thuộc trường hợp các ngân hàng thống nhất lựa chọn bán thông qua hình thức bán đấu giá quy định tại Khoản 2, Điều 4 của Luật đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ngày 17/11/2016.

Cụ thể như sau: "2. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này". Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 quy định về phương thức mua, bán nợ có bao gồm: “2. Đấu giá: bên bán nợ thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hoặc tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ”. Do đó, việc các ngân hàng thống nhất lựa chọn bán khoản nợ này thông qua hình thức bán đấu giá là phù hợp quy định của pháp luật.

Bị đơn còn cho rằng: VCB Huế tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty KSHC là trái với Khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 17 của Nghị quyết số 42/2017-QH14 với viện dẫn: Về thẩm quyền được bán nợ xấu cho cá nhân thì: "chỉ có tổ chức mua bán xử lý nợ xấu mới được bán nợ xấu cho cá nhân, pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ".

Về luật áp dụng trong việc mua bán nợ xấu: Việc VCB Huế tự căn cứ vào Thông tư 19/2015 để bán nợ xấu cho cá nhân là trái với quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 17 của Nghị quyết số 42/2017- QH14.

Như vậy, vì lý do các quy định về bán nợ của tổ chức tín dụng tại Thông tư 19/2015-NHNN là trái với Nghị quyết 42/2017-QH14 cho nên việc bán nợ xấu phải căn cứ vào quy định tại Nghị quyết 42/2017-QH14 thì mới phù hợp”.

Về nội dung này, Ngân hàng VCB Huế khẳng định: Nhận định này của Công ty Hoàng Cung là thiếu khách quan và không có cơ sở pháp lý vì: Khoản 2, Điều 6 Nghị Quyết số 42/2017-QH14 áp dụng đối với việc mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị Quyết số 42/2017-OH14 thì “Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu là Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng”.

Các tổ chức tín dụng đồng tài trợ không phải là tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu do đó việc bán khoản nợ của Công ty Hoàng Cung không thuộc phạm vi điều chỉnh của Khoản 2, Điều 6 Nghị quyết số 42/2017-QH14, mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14:

"Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ”.


Vụ kiện hy hữu đòi quyền chủ nợ: Ngân hàng phản bác đơn phản tố ra sao? - 8
Vụ kiện hy hữu đòi quyền chủ nợ: Ngân hàng phản bác đơn phản tố ra sao? - 9
 
VCB Huế đưa ra nhiều căn cứ để phản bác các nội dung phản tố của Công ty Hoàng Cung.

Tại Khoản 1, Điều 17, Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định: “1. Việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thực hiện theo quy định của nghị quyết này. Trường hợp nghị quyết này không có quy định thì áp dụng quy định của pháp luật hiện hành”.

Hiện nay quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài được quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo Khoản 4 Điều 3 của Thông tư 09/2015/TT-NHNN:

“4. Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân là người cư trú sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng nước chấp thuận hoạt động mua nợ.

- Tổ chức kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ (không phải tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức khác, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ.

- Tổ chức, cá nhân là người không cư trú”.

Vì vậy, việc các ngân hàng bán khoản nợ của Công ty Hoàng Cung (thông qua đấu giá) cho cá nhân là phù hợp quy định của pháp luật.

Về việc bị đơn cho rằng các ngân hàng tổ chức bán đấu giá nợ của Công ty Hoàng Cung là trái với Điều 4, Điều 5 và Điều 7 của Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh mua bán nợ xấu ("Nghị định 69/2016”).

Ngân hàng VCB Huế trả lời trong Công văn gửi TAND TP Huế: “Các ngân hàng bán khoản nợ của Công ty Hoàng Cung không phải là hoạt động kinh doanh mua bán nợ do khoản nợ này thuộc quyền sở hữu của các ngân hàng và đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định số 69/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau: “7. Hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán nợ không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi của tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ của chính chủ nợ, không bao gồm các khoản nợ mà chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác...”.

Do đó, việc các ngân hàng bán đấu giá khoản nợ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 4, Điều 5 và Điều 7 của NĐ số 69/2016/NĐ-CP.

2/ Nghị định 69/2016 chỉ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ mà không quy định cấm các tổ chức/cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được tham gia hoạt động mua bán nợ.

Tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định bên mua nợ có thể bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và tổ chức, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

Tại Quy chế bán đấu giá khoản nợ số 10/QĐĐG ngàỵ 22/01/2018 của Công ty Nam Việt, Điều 2 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá, đối tượng tham gia đấu giá là: “2.2. Đối tượng tham gia đấu giá: Cho tất cả cá nhân, tổ chức có nhu cầu, có đủ điều kiện mua theo quy định của pháp luật... ”

Do đó, VCB Huế khẳng định việc các ngân hàng bán khoản nợ của Công ty Hoàng Cung cho bà Nguyễn Thị Định là phù hợp quy định của pháp luật.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc https://dantri.com.vn/ban-doc/vu-kien-hy-huu-doi-quyen-chu-no-ngan-hang-phan-bac-don-phan-to-ra-sao-20201002074058977.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com