Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh lan tỏa đến cơ sở (thành phố Thủ Đức).
1. Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh; quyết liệt giải quyết có hiệu quả các tồn đọng, khó khăn nhiều năm, cũng như các dự án, công trình trọng điểm phát triển thành phố.
Đảng bộ thành phố đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từ thành phố đến cơ sở nhận thức, nắm vững các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời làm cơ sở để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các nghị quyết với tinh thần quyết liệt, chủ động, năng động, sáng tạo, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị.
2. Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm sâu vào người dân thành phố, là một nguồn sức mạnh đặc thù của con người thành phố mang tên Bác.
Đến nay, toàn thành phố đã có gần 3.000 thiết chế không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nhiều địa phương có mô hình, cách làm hay; nhiều cơ sở tôn giáo, thờ tự, cộng đồng các dân tộc đã tích cực hưởng ứng, triển khai xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại trụ sở, nơi thờ tự, khu sinh hoạt cộng đồng.
3. Tham gia 7 nội dung tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam.
Ban Thường vụ Thành ủy thành phố đã tích cực chỉ đạo tham gia 7 nội dung và tổ chức hội nghị lấy ý kiến về 7 nội dung tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam trên các lĩnh vực nhằm bổ sung, hoàn thiện các nội dung tổng kết theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Tổng kết trung ương.
4. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên.
Trọng tâm là đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, Bí thư Chi bộ khu phố ấp, chất lượng sinh hoạt chi bộ khu phố ấp. Đặc biệt, trong năm 2023, đưa đối tượng Bí thư Chi bộ khu phố ấp vào danh mục thăm và chăm lo Tết hằng năm của thành phố.
Trong năm, toàn thành phố đã kết nạp được 7.995 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên hiện nay là 255.576 đảng viên toàn Đảng bộ thành phố.
5. Công tác cán bộ thực hiện chặt chẽ, đồng bộ.
Trong năm 2023, đã điều động, phân công, chỉ định, chuẩn y, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, tham gia ý kiến với các cơ quan Trung ương về công tác cán bộ đối với 238 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh quản lý.
6. Tổ chức Hội thảo khoa học về tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Kết quả, có gần 225 đại biểu tham dự, với 53 bài viết và nhiều ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu và chủ đề đã đề ra; các bài viết, ý kiến phát biểu đã cung cấp các căn cứ chính trị, luận cứ khoa học để thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực các chỉ dẫn của Tổng Bí thư.
7. Hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện thường xuyên, nền nếp, hiệu quả thông qua các phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đã lan tỏa, nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu; xây dựng, củng cố niềm tin của người dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng Đảng của Đảng bộ, chính quyền thành phố.
Kết quả, đến nay hoạt động của Ban Chỉ đạo đã đi vào nền nếp, hiệu quả, đã tổ chức 4 phiên họp của Ban Chỉ đạo, 4 cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo; sau các phiên họp, cuộc họp đề có thông cáo báo chí để tuyên truyền về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn thành phố.
8. Công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ, thực hiện toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả được nâng lên.
Công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ, tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện 51 chương trình, đề án, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh; khắc phục trên 90% các hạn chế, khuyết điểm sau các cuộc kiểm tra, giám sát.
9. Kịp thời xây dựng và triển khai kế hoạch công tác dân vận của hệ thống chính trị trong thực hiện chủ đề năm 2024 của thành phố về “Đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phát huy tính tiên phong, gương mẫu, tinh thần dũng cảm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên”.
Một trong những hoạt động trọng tâm là tổ chức cuộc thi viết “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy tính tiên phong, gương mẫu, tinh thần dũng cảm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người cán bộ dân vận”. Kết quả, có 49 đơn vị, tổng số 7.860 bài viết, trong đó có 5.639 bài thuộc khối quận - huyện, 2.169 bài thuộc khối đảng ủy cấp trên cơ sở…
10. Đẩy mạnh thực hiện “Dân chủ ở cơ sở” gắn với phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nội dung “5 không” trong hệ thống chính trị thành phố.
Ban Chỉ đạo thành phố tổ chức giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2023 đối với 8 địa phương, đơn vị; tổ chức 2 lớp tập huấn công tác dân vận của chính quyền, dân chủ ở cơ sở, công tác giám sát cho hơn 11.600 người tham dự, từ 367 điểm cầu từ thành phố đến đảng ủy cấp trên cơ sở, quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã thị trấn…
Năm 2023, thành phố đã xét và đề nghị tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” gồm 6.439 tập thể và 9.091 cá nhân; về mô hình, giải pháp đang và được công nhận là 4.260 mô hình, 4.658 giải pháp.
Nguyễn Lê - Hà Nội mới