Xem nhiều

Báo động tình trạng xâm hại di tích khảo cổ

07/09/2019 09:24

Kinhte&Xahoi Khoảng 90% số lượng di tích được thống kê đã bị xâm phạm nghiêm trọng. Nhiều di tích chỉ còn trên giấy; số lượng các nhà khảo cổ học cực kỳ ít ỏi; sự thiếu kinh phí khảo sát, khai quật, thiếu kinh phí chỉnh lý, thiếu kinh phí phân tích mẫu, mua sắm, thiếu trang thiết bị hiện đại, thiếu kinh phí công bố, thiếu kinh phí bảo tồn di sản khảo cổ học… Đó là những thực tế đã được các nhà khảo cổ học chỉ ra.

Vấn đề bảo vệ di sản khảo cổ học ở Việt Nam là vô cùng cấp bách
 
Nhiều di tích chỉ còn trên giấy

Theo PGS.TS Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học, năm 1993 các nhà khảo cổ đã thống kê được toàn quốc có khoảng 100 di tích khảo cổ học thuộc thời kỳ kim khí. Chưa đầy 10 năm sau đó, con số di tích khảo cổ học thời đại kim khí tăng lên tới 917, phân bố ở 50 tỉnh, thành trong số 63 tỉnh, thành cả nước. Sở dĩ con số di tích khảo cổ tăng nhanh là do có sự quan tâm nhất định của nhiều cấp quản lý và đặc biệt là do sự phát triển của đô thị hóa và công nghiệp hóa góp phần không nhỏ vào việc phát hiện các di tích. 

Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm sau đó, theo ước đoán của các cán bộ khảo cổ qua trường hợp tự phúc tra lại ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc (những nơi được coi là vùng đất tổ của Việt Nam) thì có đến 90% số lượng di tích đã được thống kê đã bị xâm phạm nghiêm trọng. Nhiều di tích chỉ còn trên giấy. 

Có thể kể ra một số di tích tiêu biểu của thời đại kim khí đã bị phá hủy như sau: Di tích Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, Phú Thọ), nổi tiếng thế giới được sử dụng để đặt tên cho văn hóa Phùng Nguyên, giai đoạn đầu tiên của thời đại kim khí nay đã bị xóa sổ hoàn toàn. Di tích hiện đã biến thành một loạt lò gạch nhả khói lên trời. 

Di tích Hồng Đà (xã Hồng Đà, huyện Tam Nông, Phú Thọ) nổi tiếng vì là một trong những công xưởng lớn chế tác vòng trang sức đá lớn và tinh xảo, nay đã và đang biến thành bãi rác… 

Không chỉ ở vùng đất tổ, nhiều khu vực khác với nhiều loại di tích khác cũng rơi vào số phận tương tự. Ví dụ ở Hải Phòng, di tích Tràng Kênh, Thủy Sơn, các khu mộ táng ở Thủy Nguyên… đã bị xoá sổ hoàn toàn. Ở phía Nam, một loạt các di tích vùng rừng ngập mặn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai như Cái Vạn, Cái Lăng, Rạch Lá… cũng đã mất. Nơi di chỉ tồn tại trước đó nay bị đào thành các ao hồ nuôi tôm. 

TS. Bùi Hữu Tiến, Bảo tàng Nhân học đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xóa sổ nhiều di tích thời đại kim khí. Cụ thể, do tình trạng tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa xảy ra khá nhanh mà không có sự phối hợp với các cơ quan quản lý văn hóa hoặc cơ quan khảo cổ học; do các cơ quan quản lý văn hóa các cấp và chính quyền các cấp rất ít hay nói chung là không quan tâm tới công tác này; do vấn nạn săn tìm đồ cổ bùng phát mạnh mẽ ở khắp nơi, khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước như đã xảy ra ở di chỉ Làng Vạc, các mộ Mường, mộ Thái, mộ thuyền, khu mộ táng trống đồng Đaklak, các mộ Trần ở Đông Triều…

Trong các nguyên nhân trên đây có thể quy vào một nguyên nhân cơ bản là các cấp quản lý có thẩm quyền, cán bộ và người dân không thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp quy của Nhà nước với công tác khảo cổ học. Hiện trạng nói trên đặt ra vấn đề bảo vệ di sản khảo cổ học ở Việt Nam là vô cùng cấp bách.

Di tích Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, Lâm Thao, Phú Thọ) nay đã không còn tồn tại

Nhân lực ít, trang thiết bị nghèo nàn  

PGS.TS. Đặng Hồng Sơn, Trường Đại học Khoa học và Nhân văn đưa ra số liệu về nguồn nhân lực khảo cổ học một số nước trên thế giới. Tại Trung Quốc, theo ước tính có khoảng trên dưới 10.000 người làm công tác khảo cổ học thuộc các cơ quan quản lý trung ương và địa phương; các viện nghiên cứu trung ương và địa phương; các cơ sở đào tạo và nghiên cứu đại học, sau đại học; các hội nghề nghiệp. 

Tại Nhật Bản, hiện có khoảng trên dưới 8.000 người làm việc trong lĩnh vực khảo cổ học. Đây là quốc gia có đông đảo các nhà khảo cổ học nhất theo tỷ lệ dân số. Tại Hàn Quốc, có 178 viện nghiên cứu và cơ quan khảo sát, khai quật khảo cổ chuyên nghiệp với số lượng nhân sự làm khảo cổ học là 2.594 người. 

Ở Việt Nam, số lượng các nhà khảo cổ học cực kỳ ít ỏi với tổng cộng khoảng 94 nhà khảo cổ học. Đặc biệt, hệ thống cơ quan địa phương (Bảo tàng tỉnh, Ban quản lý di tích, Sở Văn hóa…) hầu như không có lực lượng làm công tác khảo cổ học.

Khó khăn kinh phí trong hoạt động khảo cổ cũng được PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử  (Viện Khảo cổ học) và PGS.TS. Bùi Chí Hoàng (Viện Phát triển bền vững Đông Nam Bộ) chỉ ra. Đó là sự thiếu kinh phí khảo sát, khai quật, thiếu kinh phí chỉnh lý, thiếu kinh phí phân tích mẫu, mua sắm, thiếu trang thiết bị hiện đại, thiếu kinh phí công bố, thiếu kinh phí bảo tồn di sản khảo cổ học… 

Có thể nói, trong tổng thể xét trên mặt bằng thế giới thì khảo cổ học Việt Nam tụt hậu bậc nhất, trang thiết bị nghèo nàn bậc nhất thế giới. 

Từ thực tế này, các nhà khảo cổ học mong muốn các cơ quan chức năng sớm xây dựng chính sách phù hợp để duy trì và phát triển nguồn nhân lực và vật lực cho tương lai khảo cổ học Việt Nam. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com