Xem nhiều

Bảo vệ trẻ em khỏi áp lực truyền thông - khó hay dễ?

21/02/2020 15:05

Kinhte&Xahoi Trong thời đại thông tin như hiện nay, khó có vụ việc nào có thể giữ bí mật hoặc bị bưng bít lâu dài.

Các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những mặt tích cực thì sự công khai các vụ việc này (dù rằng do vô tình hay hữu ý) của truyền thông cũng khiến cho người trong cuộc (trong đó có trẻ em) bị ảnh hưởng lớn về tâm lý, thể chất…

Trong bất kỳ xã hội nào, trẻ em cần được tôn trọng và bảo vệ.

Gần đây nhất, vụ án đường dây học sinh trung học bị dụ dỗ bán trinh ở Ba Vì (Hà Nội) nhận được sự chú ý từ phía báo chí. Rất nhiều bài báo liên tục đưa tin, thậm chí có nhiều bài báo còn đăng những thông tin rất chi tiết và cụ thể về trường lớp, tỉnh, thành của những học sinh này.

Bên cạnh mặt tích cực là mong muốn các cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc, thực thi công lý để bảo vệ trẻ em thì vô hình trung những bài báo này cũng đã để lộ những thông tin bí mật đời tư của các em, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

Tuổi thơ của trẻ em cần được tôn trọng và bảo vệ

Cách đây mấy năm, tại Hội thảo “Đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo TP HCM tổ chức, các đại biểu tham dự đã nêu ra con số đáng lo ngại.

Theo đó, kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phát triển cộng đồng và Công tác xã hội (Codes) trên 5 tờ báo mạng điện tử được xếp vào top 50 trang web được truy cập hàng đầu Việt Nam trong năm 2012 cho thấy, có 548 bài báo có nội dung không bảo đảm sự riêng tư của trẻ em.

Trong đó có nhiều bài (68%) được đăng tải lại nguyên văn trên các trang mạng khác (báo chí, truyền thông, mạng xã hội…) với số lượng lên đến 2.692 lượt. Trong đó, có 62% số bài báo mô tả một cách chi tiết hoặc mô tả chi tiết cùng với bình luận về trẻ em liên quan. Chủ đề xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ bài viết cao nhất (47%), tiếp đó là các chủ đề bạo hành/bạo lực (23%) và nhân đạo - từ thiện (11%)…

Nhìn từ đời sống truyền thông hiện nay ở nước ta có thể thấy, phần lớn tin tức chủ lưu trên truyền thông là thông tin về người lớn và dành cho người lớn. Những vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em, trẻ em là nạn nhân của xung đột gia đình, lạm dụng/xâm hại tình dục, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ mồ côi, trẻ em bị ruồng bỏ… có thể trở thành những tin nóng trên trang nhất, song mục đích chính của thông tin này là nhằm tác động đến người lớn, trực tiếp đến các tổ chức xã hội, thậm chí là các nhà hoạch định chính sách… nhiều hơn là để bày tỏ quan điểm của các em về những vấn đề liên quan đến trẻ em.

Trong khi đó, theo nhà nhân học văn hóa Karin Norman – tác giả cuốn sách về những khái niệm văn hóa tuổi thơ viết cho Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, tuổi thơ của trẻ em không phải là một trạng thái sinh học mà là một cấu trúc xã hội và văn hóa. Chính vì vậy, trong bất kỳ xã hội nào, trẻ em cần được tôn trọng và bảo vệ. Và một trong những phương tiện có thể bảo vệ, giáo dục hữu hiệu cho trẻ em là báo chí.

Do đó, báo chí – truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện trên 3 phương diện: trẻ em là đối tượng phản ánh của truyền thông; là công chúng, đối tượng thụ hưởng và chịu sự tác động của truyền thông; đồng thời, là những người tham gia vào hoạt động truyền thông để bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình. 

Đừng phá đi cuộc sống yên lành của trẻ

Thực tế có thể thấy, một bài báo nhỏ có thể ngăn chặn được cả một tội ác to lớn, nhưng chỉ một dòng thông tin, một tấm ảnh nhỏ trên báo chí cũng có thể phá đi cuộc sống yên lành của một đứa trẻ. Và đây cũng chính là vấn đề được các đại biểu tham dự buổi tọa đàm “Mua dâm trẻ vị thành niên – Góc nhìn truyền thông báo chí” do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức trung tuần tháng 2/2020 quan tâm. 

Nhắc lại một vụ án mua dâm vị thành niên xảy ra đã lâu, bà Nguyễn Vân Anh - chuyên gia giới, Giám đốc Trung tâm CSAGA - kể lại: “Tôi rất nhớ vụ án đó vì có một tờ báo khi đó miêu tả nạn nhân đã nhấn mạnh chi tiết em đi đôi giày đỏ, mặc chiếc áo khoác sặc sỡ, em trông lớn hơn tuổi 13 của mình. Điều này có vẻ như ngầm ý cho rằng em rất ăn chơi, chứ cũng không ngoan ngoãn gì. Trong khi đó, khi nói về thủ phạm thì dẫn chứng ý kiến của ông hàng xóm thủ phạm là người tốt, luôn thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân tại khu phố… Đây phải chăng có phải là đổ lỗi cho nạn nhân, làm sao chúng ta có thể nói về nạn nhân như vậy, nhất là nạn nhân đó lại là trẻ em?”.

Cũng theo bà Nguyễn Vân Anh, vẫn biết rằng, về thực chất, những tin tức đó được đưa lên mặt báo, trước hết, vì mục đích thông tin, lên án những kẻ xâm hại trẻ em và xa hơn là để răn đe những kẻ nào có ý định xâm hại trẻ, để những người có con cái đề phòng những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, để cụ thể hóa thông tin, nhà báo đã vô tình tiết lộ địa chỉ cụ thể của nạn nhân (ví dụ như địa chỉ của thủ phạm, nhưng thủ phạm lại là cha/cha dượng của nạn nhân).

Cách thức duy nhất mà các nhà báo dùng để hạn chế những thông tin cá nhân của các em là viết tắt tên, đổi tên hoặc giấu tên… Tuy nhiên, việc giấu tên chẳng có ý nghĩa gì khi địa chỉ của các em được đưa chính xác đến từng số nhà, tổ dân phố, trường, lớp học… Thực tế cho thấy, ở một địa phương nhỏ, một ngôi trường nhỏ, không khó để tất cả những người xung quanh nhận ra nhân vật trong bài viết là ai.

Và, sau khi thông tin được đăng tải tràn lan trên báo chí, câu chuyện sẽ nhanh chóng được thêm thắt, thêu dệt, rồi lan rộng và ngay lập tức, chính các em sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự hiếu kỳ, thương hại, thậm chí là dè bỉu, bàn tán của những người xung quanh…

"Mặt khác, trong một xã hội người ta vẫn còn quan niệm về dùng gái trinh giải đen, quá coi trọng chữ trinh của người phụ nữ, dùng chữ trinh để đánh giá đạo đức của một con người thì dù ít, dù nhiều truyền thông cũng sẽ bị ảnh hưởng. Và sự ảnh hưởng đó thể hiện ở cách truyền thông đưa thông tin với những cụm từ như: “mất một đời con gái”, “mất đời con gái em sẽ sống sao" - bà Vân Anh nhấn mạnh - "Điều này khiến các nạn nhân tự ti hơn rất nhiều. Truyền thông không đổ lỗi cho nạn nhân nhưng cách truyền thông miêu tả nạn nhân, miêu tả tội phạm, cách bình luận như vậy, đã tạo nên trong suy nghĩ người đọc quan niệm đổ lỗi cho nạn nhân”.

Ở góc độ là người đã từng làm việc lâu năm trong lĩnh vực truyền thông, nhà báo Lê Nghiêm - nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) - đặt ra vấn đề trách nhiệm của một số bên khi mà cung cấp thông tin, hướng dẫn cho các nhà báo khi đưa tin về vụ việc. 

Theo ông Lê Nghiêm, các nhà báo có ý thức bảo vệ nhưng vẫn còn sơ hở có thể để lộ lọt thông tin của các nạn nhân. Cách đưa tin giật gân hút được rất nhiều người xem, nhưng định hướng người ta đến các thứ không lành mạnh đó là chỉ tò mò muốn xem đời tư của các nạn nhân này, những chuyện này nó lạ lùng như nào.

"Trong khi đó Luật Báo chí, Bộ luật Dân sự, Luật Trẻ em… đều có những quy định về vấn đề xâm hại bí mật đời tư cá nhân nói chung và của trẻ em nói riêng. Cần phải hiểu đây là trách nhiệm của nhiều bên và theo đúng luật khi gia đình, người giám hộ đồng ý cung cấp thì nhà báo mới được tiếp cận tác nghiệp. Và khi tác nghiệp cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em" - ông Lê Nghiêm nêu quan điểm - "Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đã có ý thức trong việc này, tuy nhiên làm chưa hết trách nhiệm (che mặt, giấu tên nhưng vẫn phát băng ghi âm giọng nói), nên rút kinh nghiệm” 

Lưu ý đến chi tiết “băng ghi âm giọng nói”, Luật sư Nguyễn Văn Tú – Công ty Luật Fanci cho rằng, giọng nói và trang phục cũng là thông tin cá nhân giúp cộng đồng nhận diện được nạn nhân, chính vì thế việc để lộ những khía cạnh này trên truyền thông cũng là vi phạm.

“Khi một người sở hữu thông tin, bí mật thì chỉ người đó mới có quyền cung cấp, bố mẹ, người đại diện cũng không được ép nếu việc cung cấp thông tin gây bất lợi cho người được đại diện. Quyền lợi về mặt thông tin rất khó định lượng là có lợi hay không có lợi”, theo Luật sư Tú.

 
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân:

“Trong môi trường truyền thông hiện nay, nhà báo không nên coi trẻ em như “miếng mồi” ngon để khai thác thông tin, hình ảnh một cách vô tội vạ, họ đưa tin theo dụng ý của mình mà không quan tâm đến việc thông tin đó ảnh hưởng, làm tổn thương các em như thế nào”.

Luật sư Nguyễn Văn Tú:

“Bảo vệ bí mật đời tư là quyền được bảo vệ tối đa của mỗi cá nhân, nhưng hiện nay nhiều người vẫn phớt lờ luật phát, vì quyền lợi của mình mà bỏ qua quyền lợi của người khác. Họ đã ngang nhiên “nới” quy định của pháp luật, quy phạm của đạo đức để xâm hại quyền lợi người khác.

 
Từ đây, một câu hỏi đặt ra là giải pháp nào để báo chí vấn đảm bảo nhiệm vụ truyền thông mà vẫn không vi phạm pháp luật, đạt được hiệu quả giáo dục, răn đe? Đơn cử như vụ mua dâm trẻ vị thành niên ở Ba Vì, phải định nghĩa thế nào là tin tốt nhằm phát hiện ngăn chặn vụ việc. Như vậy, truyền thông cần có ý thức dùng thông tin đến đâu để đạt hiệu quả truyền thông và giáo dục vì nếu không làm được vậy thì khó nói rằng đạo đức làm báo đã được thực hiện nghiêm chỉnh”.

Nhà báo Lê Nghiêm:

“Để thực hiện tốt việc bảo vệ bí mật cá nhân của nạn nhân bị bạo lực tình dục, những đối tượng dễ bị tổn thương, cần cụ thể hóa những hướng dẫn thực thi văn bản pháp luật, định nghĩa như thế nào là bảo vệ bí mật đời tư cá nhân.

 
Các cơ quan nhà nước là nơi nắm thông tin của người dân, các cơ quan điều tra phải có trách nhiệm nghiêm ngặt về bảo vệ bí mật đời tư. Báo chí bên cạnh các quy định về luật pháp còn có quy định về đạo đức nghề nghiệp. Các tòa soạn cần phải quán triệt nâng cao tiêu chuẩn về đạo đức nghề báo trong những trường hợp này”.

Nhà báo Phạm Gia Hiền:

“Báo chí đã quá theo đuổi những thông tin mang tính “câu view” (lượng theo dõi), trong khi đó những thông tin về giáo dục pháp luật hay là những kỹ năng cơ bản để giúp trẻ em phòng vệ, nhận thức ra mình có bị gài bẫy hay không lại quá ít”.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giới khoa học Việt "tuyên chiến" với đại dịch Covid-19

Với phương châm luôn chung tay trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, các nhà khoa học Việt Nam đã bắt tay, triển khai nhiều dự án cấp bách nhằm đẩy lùi Covid-19, đại dịch nguy hiểm nhất với nhân loại trong nhiều thập niên trở lại đây.

Trách nhiệm và tình người trong chống "giặc" Covid-19

Trong những ngày dịch bệnh Covid -19 (nCoV) diễn ra, khi nhiều người mải mê chạy theo lợi nhuận từ việc tăng giá khẩu trang, nước rửa tay khô cho đến bất chấp quy định pháp luật đăng tải những thông tin không chính xác về dịch gây hoang mang dư luận… thì đâu đó xung quanh chúng ta vẫn cảm thấy ấm áp vì những hành động đầy nhân văn.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/bao-ve-tre-em-khoi-ap-luc-truyen-thong--kho-hay-de-d117856.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com