Xem nhiều

Bất động sản “vượt sóng” Covid-19

15/09/2021 17:40

Kinhte&Xahoi Dịch Covid-19 bùng phát khiến mọi mặt của nền kinh tế bị ảnh hưởng, trong đó có bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, “trong nguy có cơ”, thử thách này cũng được xem là dịp để sàng lọc, “lành mạnh” hóa lĩnh vực này. Vậy, các chính sách, các giải pháp có gì thay đổi, cũng như các doanh nghiệp sẽ làm gì để “vượt sóng” Covid-19?

Bài 1: Khó khăn “bủa vây” doanh nghiệp bất động sản

 Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp BĐS rơi vào tình trạng “muôn vàn khó khăn”: Dự án bị đình trệ, sàn giao dịch đóng cửa, sản phẩm tồn kho, nợ ngân hàng, nợ thuế, tiền thuê mặt bằng hay vấn đề tiền lương công nhân viên... Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết liên quan chính sách, thủ tục pháp lý cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do dịch bệnh kéo dài... Những nguyên nhân này đã khiến khoảng 80% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS buộc phải tạm đóng cửa trong nửa đầu năm 2021.

Thông tin bán đất giá rẻ được người dân quảng cáo khắp nơi

Thị trường ảm đạm vì… “sợ Covid-19”

 Dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2020 đã khiến kinh tế, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là đối với các lĩnh vực tập trung đông người như du lịch, công nghiệp, bất động sản... Từ quý II/2021 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, tình hình kinh tế, xã hội nơi đây lại càng thêm muôn vàn khó khăn, do người dân phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch.

Dịch Covid-19 là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng nặng nề tới BĐS, tuy nhiên thực tế từ cuối năm 2019, thị trường đã chứng kiến giao dịch sụt giảm bởi nguồn cung đất nền, nhà giá rẻ, giá trung bình sụt giảm mạnh, trong khi phân khúc cao cấp tăng cao, dẫn tới việc người dân có nhu cầu thực tế rất khó tiếp cận.

Cùng với đó, dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp, người dân không có thu nhập do phải thực hiện giãn cách xã hội liên tục, dẫn tới dòng tiền đổ vào BĐS cũng rất hạn chế. Thậm chí, nhiều người mang tâm lý “thủ” tiền phòng khi dịch Covid-19 còn kéo dài, nên nghĩ gửi tiết kiệm ngân hàng cho “chắc ăn”. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến thị trường BĐS trở nên ảm đạm hơn.

Theo tìm hiểu, hiện trên nhiều trang web, các ứng dụng mua bán nhà đất, việc rao bán BĐS cắt lỗ, đất “ngộp”, bán giá vốn, cần tiền thanh toán ngân hàng nên thanh lý gấp, giảm giá kịch sàn… xuất hiện rất nhiều. Tuy nhiên, thực tế rất ít người dân mặn mà vào việc đầu tư BĐS giai đoạn này.

Trên nhiều trang web, các ứng dụng mua bán nhà đất hiện nay rao bán BĐS cắt lỗ, đất “ngộp” rất nhiều nhưng giao dịch rất ảm đạm

Anh Việt Hà (ngụ huyện Hóc Môn), một người đang “mắc kẹt” bởi đầu tư BĐS giữa thời điểm dịch Covid-19 chia sẻ: “Từ đợt giãn cách xã hội vừa qua, lương của tôi bị giảm, nhưng tiền lãi và gốc do vay mua BĐS vẫn phải đóng đầy đủ hàng tháng. Không có khả năng trả nợ đúng hạn, tôi liên hệ ngân hàng để hy vọng sẽ được giãn thời hạn trả nợ, giảm phần nào lãi suất nhưng bất thành”.

Trường hợp anh Việt Hà cũng là tình trạng chung của nhiều nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ và vừa hiện nay. Khi dịch tạm ổn thì gom vốn “ôm hàng” nhưng khi dịch bùng phát thì hàng bị “ngộp”, không có đầu ra, trong khi nguồn thu nhập giảm, chi phí sinh hoạt tăng, lãi ngân hàng liên tục đóng… thế nên khó lại càng khó hơn.

Chính việc dịch Covid-19 đánh mạnh vào nguồn thu nhập, tâm lý người dân ngại đầu tư khiến nhiều dự án BĐS rơi vào tình trạng tồn hàng. Nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản.

80% sàn giao dịch phải dừng hoạt động

 Theo báo cáo của Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS - Bộ Xây dựng cho thấy, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, có khoảng 80% sàn giao dịch BĐS đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động, hoặc không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới thất nghiệp…

Một sàn giao dịch BĐS ngưng hoạt động, cho thuê lại nhà trong giai đoạn hiện nay (Ảnh: Quốc Hương)

BĐS cũng là lĩnh vực đứng trong top những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cụ thể, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã tiến hành khảo sát đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có trên 87% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Các lĩnh vực như dệt may, truyền thông, bất động sản, sản xuất thiết bị điện, xe có động cơ, giáo dục, lao động, bán lẻ, điện tử, du lịch... bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp BĐS, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 các dự án bị đình trệ, sàn giao dịch đóng cửa, sản phẩm tồn kho, nợ ngân hàng, nợ thuế, tiền thuê mặt bằng hay vấn đề tiền lương cho cán bộ công nhân viên... đang là vấn đề nan giải đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó, vấn đề cơ chế, chính sách, pháp lý và vướng mắc về thuế đất, ký quỹ... cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp BĐS.

Theo đại diện một doanh nghiệp BĐS tại Long An cho biết, từ đầu năm tới nay, ông đã 4 lần viết thư tới ngân hàng nhờ hỗ trợ giảm lãi suất cũng như gia hạn các khoản vay. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa được ngân hàng hỗ trợ. Mỗi tháng, ông phải chi trả ít nhất 4 tỷ đồng tiền lãi ngân hàng, cộng thêm tiền lương cho 500 nhân viên, tiền thuê mặt bằng, thuế… trong khi dự án trong tay có rất nhiều nhưng lại không thể bán.

“Nếu kéo dài thêm thời gian nữa, tôi tin rằng doanh nghiệp tôi sẽ đứng trước bờ vực… và đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều doanh nghiệp địa ốc hiện nay”, đại diện doanh nghiệp BĐS tại Long An chia sẻ.

Trước sự ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp BĐS phía Nam, cũng như TP Hồ Chí Minh nói riêng, ngày 6/8/2021, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản gửi tới Bộ Xây dựng, đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp BĐS và khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch.

HoREA nhận định, đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường BĐS, làm cho hầu hết các doanh nghiệp, nhà đầu tư, khách hàng đều gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau. Do đó, Nhà nước nên có những giải pháp hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách và quy trình thủ tục hành chính. Đặc biệt, HoREA đề nghị các ngân hàng thương mại quan tâm hỗ trợ cho vay tín dụng đối với các khách hàng mua nhà ở thương mại có giá trung bình, giá thấp, hoặc nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, HoREA cũng đề xuất Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế xem xét hỗ trợ về thuế, tiền sử dụng đất cho các dự án BĐS như: Cho phép giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại cho đến hết năm 2021; Cho phép bù trừ lãi từ hoạt động chuyển nhượng BĐS với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp...

(Còn nữa)

 Minh Tuấn -TTTĐ

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/bat-dong-san-vuot-song-covid-19-177106.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com