Xem nhiều

Bí mật của con

06/10/2020 16:46

Kinhte&Xahoi Trong nhiều sự việc không hay xảy ra cho những đứa trẻ, đến khi sự đã rồi, người ta mới giật mình, đáng ra mọi thứ sẽ không tồi tệ đến thế, nếu các bậc phụ huynh sớm biết được những gì xảy đến với con cái mình.

Nhiều trường hợp con là nạn nhân của bạo lực học đường thường xuyên nhưng bố mẹ không hay biết cho đến khi mọi việc bị tung lên mạng.

Điều con không nói

Sự việc em học sinh ở một trường Trung học cơ sở tại Nghi Sơn, Thanh Hóa bị bạn học cưỡng bức đã khiến cả xã hội phải giật mình. Điều đáng nói là hành vi xấu này có tính tập thể, diễn ra nhiều lần, trong 2 năm trời. Thế mà, nạn nhân đã cắn răng không nói một lời, không tâm sự, chia sẻ cùng ai để cầu cứu, từ thầy cô, bè bạn cho đến người nhà.

Em không nói ra, vì em sợ hãi quá mức, bị đe dọa và trấn áp tinh thần, hay em không thể mở lòng cùng ai, kể cả với người nhà, vì cha mẹ em mất sớm, em sống với ông bà, hoàn cảnh thì khó khăn và khoảng cách thế hệ thì quá xa? Giá mà em chia sẻ ngay từ lúc bắt đầu bị hại, thì có lẽ em sẽ không phải chịu những ngày tháng khổ sở như thế, chịu vết thương thể chất lẫn tinh thần nặng nề.

Có nhiều trường hợp khác, sống với cha mẹ, nhưng đến khi có sự cố xảy ra với các em, cha mẹ mới bàng hoàng nhận ra bi kịch đã xảy đến với con mình lâu lắm rồi. Biết bao em nhỏ bị xâm hại từ hàng xóm, người thân, bạn bè, thầy giáo... thế mà gia đình các em chỉ biết chuyện từ một sự rất tình cờ, hoặc đến khi các em mang thai, khủng hoảng tâm lý quá trầm trọng, hoặc một nạn nhân khác đứng lên tố cáo... 

Không chỉ trong vấn đề bị lạm dụng, mà rất nhiều khía cạnh khác, khi đứa trẻ không thể mở lòng với cha mẹ, hậu quả sẽ khó lường. Như vấn nạn bạo hành học đường. Nhiều bậc cha mẹ, con mình bị bạn bè đánh đập, trấn áp quanh năm, thậm chí để lại cả tổn thương trên cơ thể, mà vẫn không hề biết, chủ quan khi con trả lời qua loa là "bị ngã". Để rồi khi sự việc bung bét ra vì thương tích nặng, hay một sự cố khác như clip bạo hành bị tung lên mạng thì mới biết.

Chị Lê Thị Kim B., ngụ Trần Phú, quận 5, TP.HCM khi được nhà trường mời lên thông báo về việc con mình trộm cắp tiền của bạn bè trong lớp, chị lên gặp thầy cô mà cứ khăng khăng là "con tôi không bao giờ như thế".

Cho đến khi  chính miệng con thừa nhận chị mới choáng váng. Mà hóa ra, đây không phải lần đầu trộm cắp của cậu bé. Em bị mắc chứng bệnh tâm lý, hễ thấy đồ của ai vừa mắt là "táy máy" ngay, không kiểm soát được. Nhưng em sợ cha mẹ mắng chửi nên không dám kể bao giờ. Có lần, em khổ sở đến mức định dùng dao chặt đứt tay mình cho xong.

Vì sao con không nói ra?

"Ngày... tháng... năm... Tuần trước, mẹ lục trong ngăn kéo bàn, đọc những lá thư N. gửi hồi âm cho mình. Mẹ đã rất tức giận. Mẹ tìm đến tận nhà, la mắng mẹ của N. là không biết dạy con, để con tí tuổi đầu không chịu học hành, đi dụ dỗ con trai người khác.

Mẹ N. đã đánh N. một trận và cấm N. chơi với mình. Mấy ngày nay trên lớp tụi mình không dám nhìn mặt nhau. Có lẽ chúng mình sẽ không làm bạn được nữa. Mẹ đã biết quá nhiều. Từ nay, mẹ sẽ không bao giờ được biết gì về mình nữa cả. Không bao giờ".

Đó là một đoạn nhật kí của một em học sinh lớp 9 viết, được người mẹ đăng tải lên một group kín về nuôi dạy con để nhờ tư vấn làm thế nào khi con trai viết về mình như thế. Có thể thấy, hành xử như người mẹ nói trên không phải là hiếm. Và, cũng từ những câu chuyện tương tự, có những đứa con mãi mãi không còn coi cha, mẹ là người đáng tin cậy để chia sẻ bất cứ điều gì riêng tư của chúng nữa.

Rất nhiều trẻ bị trầm cảm, chẳng phải đều bắt nguồn từ sự mất kết nối với gia đình, thiếu sẻ chia cùng cha mẹ, không thể thấu hiểu lẫn nhau hay sao? Nhiều trường hợp, trẻ tự sát, cha mẹ đau khổ, không thể tin vào sự thật, vì hàng ngày thấy con mình rất "bình thường", sao lại dẫn đến hành vi tiêu cực đến thế.

Nhưng, làm sao mà "bình thường" cho được? Để đi đến sự trầm cảm hay hành động kết thúc cuộc sống, các em hẳn đã phải trải qua nhiều ngày tháng khổ sở, buồn bã lắm. Chỉ có điều, các em không mở cánh cửa tâm hồn mình cho cha mẹ, người thân được thấy mà thôi.

Rõ ràng, sai lầm lớn mà nhiều cha mẹ gặp phải, chính là đánh mất niềm tin nơi con. Một số bậc cha mẹ thường có "chiêu" đọc trộm điện thoại, tin nhắn, nhưng không lấy đó làm "tư liệu” để hiểu và có cách hành xử đúng đắn, khéo léo, mà lại làm ầm ĩ, khiến con mất mặt, như trường hợp nói trên.

Hoặc, để khai thác thông tin từ con trẻ, cha mẹ sẵn sàng hứa đủ điều, rằng sẽ không đánh, mắng, sẽ thưởng cho con, nhưng khi biết sự thật về lỗi lầm của con trẻ lại trở mặt, trừng phạt. Xâm phạm quyền riêng tư của con một cách thô bạo, hay thiếu chữ tín với con là cách cư xử dễ khiến đứa trẻ xa rời cha mẹ, khép mình lại.

Đứa trẻ hay bị mắng chửi nặng nề khi gây ra lỗi lầm cũng thường dẫn đến nhút nhát, sợ hãi, không dám kể cho cha mẹ những điều xảy ra với mình vì sợ bị chỉ trích, la mắng. 

Một cách hành xử thiếu khôn ngoan khác là không chịu lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con. Một khi lời nói của trẻ nhiều lần không được để tâm đến, trẻ sẽ tự khép mình lại, không muốn chia sẻ với gia đình nữa.

Ở thời đại hiện nay, với sự phát triển của công nghệ cùng với sự tự do, thoải mái trong tiếp xúc nhiều hơn xưa, đồng thời cũng dẫn đến việc trẻ phải đối mặt với nhiều cạm bẫy hơn, phụ huynh cũng khó khăn với việc rèn giũa, uốn nắn con hơn.

Để con có thể chia sẻ với cha mẹ, coi cha mẹ như "bạn tâm tình", đòi hỏi ở các bậc cha mẹ cách hành xử ý nhị, khéo léo, vừa biết lắng nghe, biết tôn trọng con, quan tâm và thấu hiểu con. Hơn hết, hãy để con hiểu rằng, dù có xảy ra bất cứ chuyện gì, người đầu tiên con cần tìm đến để trút tâm sự, để tỏ bày, người con chọn làm điểm tựa luôn là cha mẹ... 

Cha mẹ nên tôn trọng con cái như một cá nhân có đầy đủ nhân phẩm và trách nhiệm

Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đã đưa ra những tiêu chí làm nên chuẩn mực các dạy con kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trong đó, yếu tố tôn trọng con được đặt lên hàng đầu.

Theo đó, cha mẹ nên tôn trọng con cái như một cá nhân có đầy đủ nhân phẩm và trách nhiệm; cần áp dụng những biện pháp kỷ luật tích cực thay vì đánh đập, đòn roi; là “người bạn lớn” của con để chia sẻ tâm tư và hướng dẫn con giải quyết những khó khăn thách thức trong đời sống; là gương cho con về ý chí rèn luyện, tu dưỡng để mình là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con; lắng nghe và cho phép con tham gia phát biểu, hỏi về những vấn đề liên quan đến bản thân và việc chung của gia đình; học cách kiềm chế trước những lỗi lầm của con; nếu bố mẹ ứng xử chưa phù hợp, hãy tìm thời điểm thích hợp nói lời giải thích và xin lỗi.

Đồng thời, cha mẹ không nên xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể con; xâm phạm đến những vấn đề riêng tư của con cái, nhất là khi các con còn ở tuổi vị thành niên; áp đặt, độc đoán, ngăn cấm các mối quan hệ xã hội của con mà không giải thích; nói một đằng làm một nẻo, “Tiền hậu bất nhất” hay bỏ bê xao lãng con. 

 Ngọc Mai - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Điểm danh những bộ ngành có 6-9 Thứ trưởng

Tính đến 30/9/2020, có 3 Bộ có 6 Thứ trưởng là Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp; 2 Bộ có 9 Thứ trưởng là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Ngược lại, có 2 Bộ chỉ 3 Thứ trưởng…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/bi-mat-cua-con-d136978.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com