Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi chủ động ứng phó với bão số 3
Kinhte&Xahoi
Ngày 22/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 442/VPTT gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi.
Ảnh minh hoạ
Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang tồn tại ở phía Đông đảo Luzon (Philippines) và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới.
Dự kiến đêm 23/8, ngày 24/8, bão nhiều khả năng sẽ đi vào vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 3 năm 2022.
Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang tồn tại ở phía Đông đảo Luzon (Philippines) và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Dự kiến đêm 23/8, ngày 24/8, bão nhiều khả năng sẽ đi vào vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 3 năm 2022. Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến, dự báo về khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông để thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh. Các địa phương có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra, đồng thời trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến, dự báo về khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông để thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh.
Các địa phương có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Đồng thời, các đơn vị trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Phương Thu - TTTĐ