Mới đây, theo phản ánh của người dân tại khu vực đường giáp sông Cầu Bây (Thị Trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội), thời gian vừa qua tại khu vực đầm, ruộng thuộc đất của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam quản lý xuất hiện tình trạng san lấp hồ, ruộng bằng đất xen lẫn trạc thải xây dựng và các loại phế liệu khác tại khu vực này, gây mất cảnh quan đô thị.
Theo thông tin phản ánh, những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/2023, phóng viên đã đi trực tiếp hiện trường nơi diễn ra sự việc. Quan sát tại khu vực trên, tình trạng đổ thải, đất, phế thải xây dựng… đổ xuống san lấp tại khu vực này với khối lượng lớn. Những đống chất thải xây dựng, đất thải chất cao lề đường đang được máy xúc san ủi để san lấp khu ruộng, đầm sen tại khu vực trên.
Những đống chất thải được đổ chất cao thành một hàng dài chạy dọc lề đường giáp sông Cầu Bây (Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) thuộc phần đất do Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam quản lý.
Để tìm hiểu thông tin sự việc, Phóng viên đã có buổi trao đổi với trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, theo vị này cho biết: "Việc san lấp trên không phải là san lấp hồ như phản ánh mà chỗ đó trước đây là ruộng rau muống, ruộng trồng lúa, sau nước ngập lên và được trồng sen. Khi Học viện thực hiện dự án xung quanh thì tôn nền lên khiến khu vực ruộng rau muống, hiện là đầm sen như hiện tại bị thấp xuống tại thành vũng sâu như vậy.
Còn về việc đổ lấp đất, như hiện nay là tháng 6 năm 2022, Ban Quản lý Dự án hạ tầng các công trình nông nghiệp thực hiện dự án kè sông Cầu Bây. Việc lấp phần ruộng là lấp trong kế hoạch của Học viện là không để đất hoang như vậy mà sẽ san lấp để trồng cây bóng mát theo quy hoạch. Còn một số thông tin như phản ánh đất đổ lẫn cả trạc thải xây dựng như vậy là do khu vực không có người nên xuất hiện tình trạng đổ trộm phế thải, đất bẩn. Còn phía Học viện thoả thuận với bên Công ty san lấp là lấp đất sạch".
Tuy nhiên tại buổi làm việc, Phóng viên đề nghị phía Học viện cung cấp việc văn bản thoả thuận san lấp đất với đơn vị được san lấp cũng như sơ đồ quy hoạch, đề án khu vực trên được san lấp làm khu để trông cây xanh thì phía Học viện chưa cung cấp được và hẹn sẽ cung cấp vào hôm khác.
Trụ sở Học Viện Nông nghiệp Việt Nam (Gia Lâm, Hà Nội)
Một số hình ảnh Phóng viên ghi nhận tại khu vực trên vào cuối tháng 8 và tháng 9/2023.
Tại khu vực sông Cầu Bây, giao nhau với đường Ngô Xuân Quảng, cụ thể tại khu vực được cho là đầm, ruộng sát với khuôn viên Học viện xuất hiện tình trạng đổ đất, phế thải xây dựng.
Những đống đất, cát xen lẫn phế thải xây dựng, bê tông được chất đống tại khu vực trên. Mặc cho biển cấm nằm cách đó không xa.
Theo ghi nhận của PV, lượng chất thải rắn xây dựng xuất hiện với khối lượng lớn.
Một số khu vực đã được san lấp ra ngoài khu vực được cho là ruộng trồng rau, ruộng trũng...
Theo Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, khu vực trên được Học Viện thoả thuận với Công ty san lấp bằng đất sạch để trồng cây xanh. Tuy nhiên, ghi nhận của PV, có nhiều thành phần san lấp xuất hiện là phế thải xây dựng, lẫn bê tông.
Máy xúc đang thực hiện việc san lấp tại khu vực trên.
Từ mép đường cũ việc san lấp chất thải ra bên ngoài khá rộng.
Phần san lấp ra phần ruộng, đầm sen phần đa là phế thải xây dựng.
Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP về việc xử phạt đổ chất thải xây dựng không đúng nơi quy định của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về hành vi phạm quy định về thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, xử lý chất thải rắn thông thường.
Mức phạt tiền tối thiểu được áp dụng là 4 triệu và cao nhất là 400 triệu.
Còn tại khoản 4, Điều 20 - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường quy định rõ về trách nhiệm và mức xử phải đối với hành vi:
“Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường".
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định...
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin khi sự việc có diễn biến mới.
N.T - Pháp luật Plus