Xem nhiều

Cảnh báo “trào lưu” xúc phạm trên mạng xã hội

01/06/2021 10:31

Kinhte&Xahoi Nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con người gần đây đang diễn ra công khai trên mạng xã hội. Đáng tiếc, thay vì bị lên án, hành vi ấy lại được một bộ phận lớn “cư dân mạng” tung hô.

Thêm một vụ phát tán clip “nóng”

Mấy ngày nay, sự việc một nữ diễn viên đóng vai phụ trong phim truyền hình “Về nhà đi con” bị tung clip “nóng” gây ồn ào dư luận. Clip được chia sẻ với tốc độ “chóng mặt” trên các diễn đàn với nhiều câu bình phẩm, đùa cợt về sự việc, kèm theo comment “xin link” lia lịa. Nữ diễn viên trên cũng đối mặt với hàng loạt bình luận tiêu cực từ dư luận, hình ảnh bị chia sẻ khắp mạng xã hội với những lời miệt thị, xúc phạm hình thể và nhân phẩm. Gia đình cho biết cô rất hoảng loạn, thậm chí đòi tự tử. Hiện cô đang phải nhập viện điều trị.

Trước đó, đã có không ít trường hợp người nổi tiếng bị phát tán hình ảnh hở hang, clip nhạy cảm trên mạng xã hội và cũng đứng trước luồng dư luận phê phán mạnh mẽ. Dường như ít người nghĩ họ cũng chính là nạn nhân, trong khi đối tượng đáng bị lên án phải là những người phát tán, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. 

Như sự việc liên quan đến nữ diễn viên vừa bị phát tán clip trên, cô cho biết cách đây mấy hôm, cô và nhóm bạn tụ tập mở tiệc tại nhà. Do mở nhạc to nên hàng xóm báo công an. Công an đã yêu cầu cả nhóm về trụ sở công an phường vì tụ tập đông người trong mùa dịch. Theo lời nữ diễn viên, cô và nhóm bạn bị tịch thu điện thoại và yêu cầu đọc mật khẩu điện thoại, đến 17h ngày hôm sau mới được về. Sau đó thì clip “nóng” của nữ diễn viên tràn lan trên mạng. 

Nhiều luật sư đã đưa ra những ý kiến về sự việc. Theo Luật sư Nguyễn Thanh Tùng, nếu đúng như lời nữ diễn viên thì cần đặt câu hỏi, liệu lực lượng chức năng tạm giữ người, đồng thời yêu cầu đưa điện thoại, đưa mật khẩu để kiểm tra có đúng trình tự, quy định của pháp luật? Công dân có quyền bí mật về thư tín, điện thoại cá nhân ngoại trừ trường hợp đặc biệt phục vụ cho quá trình điều tra. Trường hợp tụ tập gây mất trật tự trong “mùa Covid-19” liệu có thể coi là “đặc biệt” và cần thiết để phải tịch thu, xem điện thoại hay không? 

Bên cạnh đó, Luật sư Nguyễn Thanh Tùng đề nghị nghiêm trị cá nhân phát tán clip trên. Bởi hành vi của người này là truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, có thể bị xử phạt lên đến 15 năm tù theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự năm 2015. Những người góp phần phát tán, lan truyền clip “nóng” cũng có thể vi phạm quy định của pháp luật.

Hành vi sai lệch pháp luật được tung hô?

Thời gian này, dường như “phong trào xúc phạm” trên mạng xã hội càng lên mạnh mẽ. Nhiều bệnh nhân Covdi-19 lẫn trường hợp F1, F2 phản ánh, họ “bỗng dưng” trở thành nạn nhân của những cuộc công kích, thóa mạ, quấy rối chỉ vì “có liên quan” đến những ca F0 siêu lây nhiễm. 

Mới đây, một nữ doanh nhân là người ở cùng khu nhà của một bệnh nhân F0 từ Hội thánh Phục Hưng bỗng nhiên nhận được hàng loạt cuộc gọi đe dọa xúc phạm, khiến chị bị khủng hoảng tinh thần. 

Không chỉ hướng tới cá nhân, có trường hợp còn được nâng lên thành quy mô lớn với lượng người xem lớn. Đó là sự việc một nữ doanh nhân nổi tiếng suốt gần nửa tháng liên tục đăng đàn, livestream “bóc phốt” nhiều người, trong đó có nhiều nghệ sĩ Việt bị doanh nhân gọi là “lũ nghệ sĩ”. Có nam nghệ sĩ bị tố lừa đảo tiền từ thiện, có nữ ca sĩ bị tố “giật chồng, đẻ thuê”. Có nghệ sĩ khác bị chê bai từ tư duy, nhân cách đến hình thể… Cuộc livestream của nữ doanh nhân này có lượng người xem trong nước kỉ lục, kéo theo hàng triệu lời xúc phạm trên mạng dành cho những người bị “bêu tên”.

Hiện Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đã yêu cầu nữ doanh nhân trên ngưng hành vi livestream như trên. Động thái này của cơ quan quản lý nhà nước được nhiều người ủng hộ, bởi dù nội dung nêu ra là sự thật hay không thì tất cả đều cần dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng đời tư, danh dự cá nhân người khác. Nếu không có sự ngăn chặn kịp thời của cơ quan chức năng, e rằng nhiều công dân tiếp tục bị xâm phạm đến quyền hợp pháp của mình. Trong một xã hội thượng tôn pháp luật, không ai được quyền đứng trên pháp luật. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ tướng kêu gọi quốc tế chung tay đẩy lùi đại dịch COVID-19

Để phục hồi, trở lại tăng trưởng, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch COVID-19. Nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhưng sự hợp tác quốc tế hiệu quả là không thể thiếu được.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/canh-bao-trao-luu-xuc-pham-tren-mang-xa-hoi-d157058.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com