Cắt giảm thủ tục hành chính nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước

06/06/2019 15:04

Kinhte&Xahoi Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 202/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tại Hội nghị công bố Chỉ số CCHC năm 2018 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018.

Hình minh họa

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế về kinh tế thị trường, thể chế về quản lý công chức, viên chức, về tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật; khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

Cùng với đó, tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, trọng tâm là rà soát, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, các thủ tục hành chính đang là rào cản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện CCHC một cách thực chất; quyết liệt hơn nữa trong việc tinh gọn bộ máy, đổi mới phương thức vận hành, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm thiểu tình trạng bộ máy hành chính cồng kềnh, qua nhiều khâu trung gian với cơ chế xin cho nhiều tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu… 

Theo Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chưa phát hiện quan chức góp vốn xây chùa để kinh doanh

Đó là khẳng định của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (ĐB đoàn TP Hà Nội) trước Quốc hội, sáng nay (6/6). Trước ý kiến của một số ĐB phản ánh về các hoạt động dâng sao giải hạn, thỉnh vong diễn ra tại một số chùa trong thời gian qua, một số ý kiến nêu hiện tượng “BOT cổng chùa” với sự góp vốn của cá nhân, tổ chức với mục đích kinh doanh.