Xem nhiều

Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội: Kích cầu tiêu dùng, người dân hưởng lợi

20/05/2024 09:59

Kinhte&Xahoi Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2024 tiếp tục là giải pháp thiết thực, kịp thời nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đây đồng thời là cách khai thác tối đa thị trường nội địa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố, nhất là trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Với vai trò quan trọng như vậy, đến thời điểm này, tất cả các bên đã sẵn sàng cho việc triển khai chương trình dự kiến bắt đầu từ ngày 24-5.
Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ có tại chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2024.

Nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn

Khẳng định vai trò quan trọng của chương trình khuyến mại tập trung trong việc kích thích doanh nghiệp sản xuất, phát triển thị trường, đồng thời tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa chất lượng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI Kim Minh Tuấn cho biết, DOJI ưu đãi 10% loạt sản phẩm trang sức cao cấp khi khách hàng mua sắm trực tuyến trên website và Fanpage của doanh nghiệp.

Tương tự, Giám đốc siêu thị Mediamart Mỹ Đình Nguyễn Quý Tân thông tin, hệ thống siêu thị Mediamart triển khai các chương trình giảm giá lên tới 70% cho hơn 30.000 sản phẩm, tập trung vào các mặt hàng: Tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ, đồ gia dụng, sản phẩm công nghệ… Trong khi đó, tại hệ thống bán lẻ thuộc Tập đoàn Central Retail (như Big C, Nguyễn Kim…), nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn cũng được áp dụng nhằm góp phần kích cầu tiêu dùng. Đơn cử, hệ thống đại siêu thị GO! Big C, áp dụng mức giảm giá 10-60% cho hơn 100.000 mặt hàng, từ thực phẩm, trái cây, hàng tiêu dùng thiết yếu đến đồ gia dụng, điện máy; đặc biệt, trong chương trình, giá hàng hóa luôn rẻ hơn vào ngày cuối tuần.

Từ góc độ doanh nghiệp phân phối, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung cho hay, việc tham gia chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội đã trở thành hoạt động trọng điểm trong năm của hệ thống siêu thị Co.opmart. Đơn vị đã làm việc trước với các nhà cung cấp để có được mức giá và nguồn hàng tốt nhất. Bên cạnh mức giảm của nhà cung cấp, hệ thống siêu thị Co.opmart còn triển khai mức giảm riêng, vừa hỗ trợ người tiêu dùng, vừa tạo lợi thế cạnh tranh.

Thực tế cho thấy, các sự kiện trong khuôn khổ chương trình như “Ngày hội khuyến mại hàng tiêu dùng và nông sản”; “Ngày hội khuyến mại thời trang và làm đẹp”; “Ngày hội khuyến mại điện tử, công nghệ”; “Sự kiện không dùng tiền mặt”; "Hà Nội đêm không ngủ"..., đã trở thành ngày hội được người tiêu dùng chờ đón.

Chị Lê Minh Lan (trú tại chung cư B11B Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Nhiều chương trình khuyến mại giảm giá sâu cùng nguồn hàng tại siêu thị dồi dào, phong phú đã hỗ trợ, san sẻ gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng”.

Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ hàng Việt

Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, bên cạnh việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, điểm mới của chương trình khuyến mại năm 2024 là phát triển các loại hình kinh doanh đa dạng, thông minh, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, góp phần vào bình ổn giá hàng hóa, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

“Chương trình khuyến mại tập trung được gắn với triển khai hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình phát triển kinh tế của thành phố. Chương trình cũng góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kích cầu, tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho. Thực tế cho thấy, chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội đã góp phần đưa tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội năm 2023 đạt 776,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4%; giúp kiềm chế lạm phát ở mức 2,04%”, bà Trần Thị Phương Lan chia sẻ.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội được tổ chức vào các tháng 5, 7 và 11-2024, thu hút từ 1.000 đến 2.000 doanh nghiệp tham gia. Dấu hiệu nhận diện chương trình sẽ được triển khai trên toàn bộ hệ thống doanh nghiệp đồng hành và các điểm bán hàng. Mức giảm giá sẽ từ 30% lên tới 100% cho các sản phẩm đăng ký tham gia.

Hội chợ "Ngày hội khuyến mại" tháng 5, tháng 7, tháng 11 là điểm nhấn trong khuôn khổ chương trình khuyến mại tập trung năm 2024, trong đó lễ khai mạc và hội chợ "Ngày hội khuyến mại" tháng 5 dự kiến diễn ra ngày 24-5, mở đầu cho chương trình khuyến mại tập trung năm 2024 của thành phố Hà Nội.

Bên cạnh các sự kiện chính, nhiều hoạt động hỗ trợ quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức, tiêu biểu như: Hội chợ hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng; Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2024; Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội 2024; Lễ hội trái cây; phiên chợ Việt tại các huyện, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2024…

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối đã sẵn sàng triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy mạnh mẽ việc quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội Chu Xuân Kiên:

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Để chương trình khuyến mại tập trung thực sự có ý nghĩa với người tiêu dùng, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký tham gia có thực hiện đúng nội dung khuyến mại không. Lực lượng quản lý thị trường kiểm soát xuất xứ hàng hóa khuyến mại, bảo đảm không để xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ lợi dụng chương trình khuyến mại để tiêu thụ.

Ngành chức năng cũng công bố các kênh tiếp nhận phản ánh của người dân về những hành vi, thủ đoạn vi phạm quy định khuyến mại, lợi dụng chính sách kích cầu tiêu dùng để lừa đảo, từ đó có hình thức xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh trên thị trường.

Bên cạnh việc siết chặt quản lý, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về chương trình khuyến mại, chủ động thông báo cho các cơ quan chức năng khi thấy dấu hiệu vi phạm, lừa đảo trong hoạt động khuyến mại…

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú:

Cần kiểm tra, đánh giá thường xuyên

Những năm gần đây, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến hoạt động khuyến mại, với quy mô, giá trị giải thưởng ngày càng cao. Là hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân, nên việc khuyến mại phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.

Khuyến mại phải thật sự, giảm giá cho nhiều sản phẩm, chủng loại hàng hóa khác nhau, chứ không phải giảm giá vài sản phẩm để kéo khách vào cửa hàng. Hiệu quả thật sự của khuyến mại là việc khách hàng móc hầu bao mua sắm. Khuyến mại kiểu cho có, khách hàng sẽ không còn niềm tin vào thương hiệu. Đây là cái mất lớn hơn khi doanh nghiệp khuyến mại không thực chất.

Việc kéo dài thời gian khuyến mại cũng là một cách làm hay nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng, giá cả sản phẩm phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Cơ quan quản lý cần có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên để chấn chỉnh hoặc thay đổi, bổ sung phù hợp; đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp để chương trình thực hiện hiệu quả hơn.

Chị Hà Hồng Phương (phố Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng):

 Người tiêu dùng cần cẩn trọng

Hưởng ứng chương trình khuyến mại của thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều chương trình giảm giá từ 50% đến 100%. Nhưng với nhiều người, chương trình vẫn chưa thực sự hấp dẫn. Mặc dù được quảng cáo giảm giá sâu nhưng chưa chắc người tiêu dùng đã được hưởng lợi, bởi thực chất, không ít doanh nghiệp dùng cách đẩy giá lên 60-70% rồi giảm giá 30-50%.

Nhiều thương hiệu treo biển giảm giá từ 30% đến 70% nhưng phần lớn là hàng trái mùa, thậm chí hàng bị lỗi sản xuất hoặc hết kích cỡ nên khách hàng không chọn được đồ mong muốn. Hình thức khuyến mại này khiến khách hàng hụt hẫng, không hào hứng và thậm chí không quan tâm đến chương trình giảm giá nữa.

Do vậy, người tiêu dùng phải hết sức cẩn trọng, lựa chọn các cơ sở có uy tín, bảo đảm chất lượng khi mua bán hàng hóa. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội tiêu dùng được số hóa, người tiêu dùng cần lắm sự tỉnh táo, thông minh, nắm bắt thông tin, tri thức để tự bảo vệ mình, từ đó cũng có thể cảnh báo trước cộng đồng.

Quang Minh ghi 

Thanh Hiền - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sáng tạo từ đôi dép Bác Hồ

Trong lịch sử, đôi dép cao su - “đôi dép Bác Hồ” là hình ảnh mang tính đại diện cho lối sống thanh cao, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành huyền thoại gắn với bước chân của người chiến sĩ trên khắp các chiến trường bảo vệ Tổ quốc. Gần 80 năm qua, dép cao su (hay dép lốp) đã có lịch sử phát triển đầy tự hào, từ chiến tranh bước ra thế giới với tư cách một biểu tượng đầy kiêu hãnh và một thương hiệu Việt ấn tượng.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/chuong-trinh-khuyen-mai-tap-trung-thanh-pho-ha-noi-kich-cau-tieu-dung-nguoi-dan-huong-loi-666829.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com