Công ty SAMCO bị Thanh tra TP.HCM 'điểm mặt' hàng loạt sai phạm

27/09/2018 08:55

Kinhte&Xahoi Liên quan đến việc quản lý, sử dụng mặt bằng, nhà đất tại Tổng công ty SAMCO, Thanh tra TP.HCM đã phát hiện và nêu ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về Luật Đất đai của doanh nghiệp này.

Sai phạm từ công ty "mẹ"...

Theo tài liệu, Tổng Công ty Cơ khí, Giao thông, Vận tải Sài Sòn - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (SAMCO) đang quản lý, sử dụng 12 cơ sở nhà đất trên các địa bàn quận, huyện TP.HCM do UBND TP giao.

Các mặt bằng nhà đất được sử dụng làm văn phòng làm việc, cửa hàng trưng bày ô tô, trạm bảo dưỡng, nhà để xe ô tô,… phần lớn là các mặt bằng nhà đất do SAMCO và các đơn vị thành viên sử dụng. Ngoài ra, một số khác do các đơn vị thành viên và cho các đơn vị khác thuê sử dụng.

Qua kiểm tra hiện trạng, Thanh tra TP nhận thấy có 5/12 mặt bằng bị khai thác, sử dụng không đúng mục đích theo Hợp đồng thuê đất của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cho các đơn vị khác sử dụng khi chưa xin phép ý kiến của UBND TP.

Qua kiểm tra hiện trạng, Thanh tra TP.HCM nhận thấy có 5/12 mặt bằng bị khai thác, sử dụng không đúng mục đích theo Hợp đồng thuê đất của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cho các đơn vị khác sử dụng khi chưa xin phép ý kiến của UBND TP.

 

Cụ thể, 5 mặt bằng bị “điểm mặt” trong các sai phạm của SAMCO gồm: mặt bằng tại số 1135 Quốc lộ 1 A, khu phố 5, P. Tân Tạo, Quận Bình Tân; số 1450 đường Võ Văn Kiệt, P.1, Quận 6; số 01 Xa lộ Hà Nội, P.Hiệp Phú, Quận 9; số 444-448 đường Nguyễn Chí Thanh, P.6, Q.10 và tại số 79-81, Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức.

Theo đó, sai phạm trên của Tổng công ty SAMCO là không đúng theo Điều 111 Luật Đất đai năm 2003, Điều 175 Luật Đất đai năm 2013, quy định các quyền và nghĩa vụ của tổ chức thuê đất ký hợp đồng thuê đất hằng năm, không có quyền cho thuê tài sản (mặt bằng) trên đất. Hợp đồng ký kết với Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ: “không được chuyển giao quyền sử dụng cho tổ chức cá nhan khác nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.

Bên cạnh đó, Tổng công ty chưa thực hiện các thủ tục liên quan việc sử dụng và khai thác đối với mặt bằng số 264 đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 là không đúng với chỉ đạo của UBND TP tại giấy chứng nhận đầu tư số 411022000718 chứng nhận lần đầu ngày 24/6/2013.

Giấy chứng nhận này ghi rõ: “Các nhà đầu tư (Tổng Công ty Cơ khí Giao thông- Vận tải Sài Gòn - bên Việt Nam và Công ty Toyota Tsusho Corporaio – bên nước ngoài) có trách nhiệm liên hệ Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Tài chính doanh nghiệp để được xem xét, thống nhất về nội dung, các điều kiện và điều khoản của Hợp đồng cho thuê/thuê nhà đất tại số làm Trụ sở chính và cơ sở kinh doanh”.

Liên quan đến các sai phạm này, Thanh tra TP đã ký Biên bản làm việc với Tổng công ty thống nhất nộp số tiền hơn 1,9 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra TP tại Kho bạc Nhà nước TP.HCM.

... đến công ty "con"

Từ năm 2005, khi chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, Công ty TNHH MTV Bến xe Miền Đông (công ty con của SAMCO) cũng không thực hiện đăng ký sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003, 2013. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng không làm thủ tục để được miễn giảm tiền thuê đất là không đúng theo quy định.

Ngoài các sai phạm trên, Công ty Bến xe Miền Đông còn sử dụng 62.000m2 diện tích đất để làm bến xe, mặt bằng nhà đất dùng làm văn phòng làm việc, quầy vé, siêu thị, quán ăn, nhà thuốc, trụ ATM… nhưng lại không thực hiên đăng ký sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường.

Công ty Bến xe Miền Đông còn sử dụng 62.000m2 diện tích đất để làm bến xe, mặt bằng nhà đất dùng làm văn phòng làm việc, quầy vé, siêu thị, quán ăn, nhà thuốc, trụ ATM… nhưng lại không thực hiện đăng ký sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường.

 

Việc Công ty Bến xe Miền Đông cho các siêu thị, dịch vụ ăn uống, quầy vé thuê măt bằng trong khu vực tòa nhà văn phòng cũng là không đúng quy định.

Đối với Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé, Thanh tra TP cũng liên tục phát hiện ra hàng loạt sai phạm liên quan đến đất đai.

Cụ thể, Công ty Cảng Bến Nghé hợp tác với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và các cổ đông khác góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Tân Cảng - Phú Hữu với hình thức cho Công ty Cổ phần Tân Cảng Phú Hữu thuê lại toàn bộ Cảng Phú Hữu nhưng thực chất là hợp tác thành lập pháp nhân mới. Sau đó, Công ty Cảng Bến Nghé cho thuê lại cơ sở hạ tầng nêu trên là không đúng ý kiến của UBND TP.HCM.

Việc Công ty Cảng Bến Nghé cho Công ty Cổ phần Tân Cảng – Phú Hữu thuê toàn bộ cơ sở hạ tầng của cảng Phú Hữu là không đúng đối tượng. Bởi, theo Văn bản số 5735/UBND-ĐTMT, UBND TP chỉ cho phép Công ty Cảng Bến Nghé hợp tác với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, không phải hợp tác với Công ty Cổ phần Tân Cảng – Phú Hữu. Đồng thời, việc cho thuê này đã vi phạm vào Điều 111 Luật Đất đai năm 2003, Điều 175 Luật Đất đai năm 2013.

Theo Thanh tra TP.HCM, việc Công ty Cảng Bến Nghé có nhu cầu cho thuê cơ sở hạ tầng cảng Phú Hữu thì cần báo cáo với Tổng công ty Samco để xin ý kiến chấp thuận của UBND thành phố.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.


 

Theo Khoẻ 365/GĐ&PL

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng loạt báo bị xử phạt vì đăng thông tin nước mắm có thạch tín

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, liên quan tới vụ bê bối thông tin nước mắm nhiễm Arsen, có tới 50 cơ quan báo chí đã cho đăng gần 560 tin, bài (trong đó 170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh niên và ​VINASTAS; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ y tế và các cơ quan chức năng).