Cú va chạm lần 2 khiến buồng lái Su-34 vỡ nát

09/09/2019 07:12

Kinhte&Xahoi Không quân Nga vừa công bố chi tiết về tình huống 2 chiếc cường kích Su-34 va chặm trên không trong lúc huấn luyện ở Viễn Đông hôm 6/9.

Kênh truyền hình REN TV dẫn nguồn tin từ Không quân Nga tiết lộ, hai chiếc Su-34 gặp nạn dều thuộc trang bị của Trung tâm Huấn luyện bay và Thử nghiệm quân sự của Bộ Quốc phòng Nga. Ban đầu, cánh chiếc Su-34 dẫn đầu va vào buồng lái của chiếc bay sau dẫn đến sự cố.

Cường kích Su-34.

"Khi hai chiếc cường kích Su-34 đã cố gắng bay tách ra, chúng va vào nhau lần nữa. Các mảnh vỡ từ vụ va chạm bị động cơ một chiếc Su-34 hút vào", nguồn tin cho biết thêm. Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể do 2 chiếc máy bay không giữ được khoảng cách an toàn và phi công bị khuất tầm nhìn dẫn đến va chạm.

Những phi công không bị thương sau va chạm và tìm cách cho máy bay hạ cánh an toàn nhưng buồng lái, động cơ và thân một chiếc Su-34 hư hại nặng, tổ hợp tác chiến điện tử gắn ở đầu cánh của tiêm kích còn lại bị văng mất.

Hồi tháng 1/2019, hai chiếc chiến đấu cơ Su-34 cũng xảy ra va chạm với kịch bản tương tự khi quệt cánh vào nhau trong lúc đang bay huấn luyện trên Biển Nhật Bản. Vụ va chạm khiến hai phi công thiệt mạng, một phi công mất tích và một phi công được giải cứu.

Nhận định về những vụ va chạm của Su-34, Thiếu tá, phi công thử nghiệm Andrei Krasnoperov của Nga, nguyên nhân chính của vụ va chạm là sự vi phạm các quy tắc hoạt động hàng không quân sự. Các máy bay đã cố gắng hoạt động trong thời tiết xấu và hạn chế tầm nhìn do mây mù.

"Thường trong nhiệm vụ như được công bố. Hai máy bay sẽ bay theo đội hình dọc. Một chiếc bay đầu hoa tiêu cho một máy bay tấn công bay sau. Trong điều kiện thời tiết xấu, máy bay sau có thể mất dấu chiếc bay trước. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới va chạm", Thiếu tá Andrei Krasnoperov nói.

Trong khi đó, Thiếu tướng, phi công bậc nhất, Vladimir Popov cho biết, luôn có nguy cơ trong các lần diễn tập quân sự và bay huấn luyện với những động tác khó. Đặc biệt, những bài tập lại được thực hiện trong điều kiện thời tiết xấu.

"Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, kể cả trong diễn tập, các máy bay thường phải giữ cự ly rất gần nhau. Nếu máy bay dài 25-30m, thì giãn cách cự ly chỉ dưới 100m. Các bạn có thể hình dung, máy bay chiến đấu bay với tốc độ 700-900km/giờ.

Điều khiển khối kim loại nặng hàng chục tấn trên không trong điều kiện chiến đấu phức tạp khiến mọi việc có thể xảy ra trong tích tắc. Điều này càng có nguy cơ hơn trong điều kiện thời tiết xấu", Thiếu tướng Vladimir Popov nói.

Phi công thử nghiệm, Anh hùng Liên bang Nga, Alexander Garnaev cũng cho biết, việc phối hợp tác chiến theo tổ đội trên không là hoạt động vô cùng khó khăn và phức tạp. Việc này cũng giống như giữ thăng bằng trên dây. Mọi hoạt động phải đồng đều và nhịp nhàng.

"Đó là bài tập rất khó. Tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Điều này không chỉ xảy ra ở Nga, mà ở mọi quân đội trên thế giới", ông Alexander Garnaev nói.

Lời giải thích của những vị tướng lĩnh Nga đã khá rõ ràng nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì khiến những vụ va chạm đáng tiếc của Không quân Nga từ đầu năm 2019 đến nay chỉ xảy ra với Su-34, trong khi đó bay huấn luyện và tuần tra theo top vẫn được Nga thực hiện với hầu hết các máy bay hiện có.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Rạp chiếu bóng miễn phí giữa lòng Viện K

Giữa cuộc sống bộn bề, câu chuyện đặc biệt về rạp chiếu bóng miễn phí tại sảnh Bệnh viện K cho trẻ em ung thư - những món quà tinh thần cho bệnh nhân nhí do Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Hoa Ưu Đàm tổ chức khiến người ta phải nghẹn ngào. Hình ảnh lũ trẻ nối hàng dài với những ống truyền đang háo hức chờ xem phim miễn phí thật quá đỗi ngọt ngào lòng về tình người phía sau cánh cổng bệnh viện.

Theo Đất Việt/ Pháp luật Plus