Xem nhiều

Đau lòng khi trẻ là nơi “trút bức xúc” của người lớn

26/09/2021 11:21

Kinhte&Xahoi Thời gian qua, tình trạng xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp. Điều đáng nói, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19, các đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là người thân, người quen, thậm chí là người nhà của nạn nhân.

“Ác mộng” của trẻ

Chiều 17/9/2021, cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã bắt giữ nghi phạm Lê Thành Công (sinh năm 1978, ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), là bố nạn nhân tử vong L.H.A (6 tuổi). Theo khai nhận của Lê Thành Công, khoảng 11h cùng ngày (16/9), Công có đánh con là cháu L.H.A. Khoảng 16h cùng ngày, mẹ cháu A. là chị T.T.H.Đ. (sinh năm 1989) có cho cháu ăn cháo và uống 1 viên Panradol thì cháu nôn nhiều, đã đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Tại đây, các bác sỹ cho biết, cháu A. đã tử vong trước khi vào bệnh viện. Qua thăm khám ban đầu, các bác sĩ nhận định nạn nhân có dấu hiệu bị bạo hành đã yêu cầu Công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) có mặt lập hồ sơ ghi nhận vụ việc.

Cuối tháng 6/2021, đoạn clip ghi lại cảnh cháu bé 12 tháng tuổi, ở phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình bị một phụ nữ giữ chân, tay và nhét giẻ vào mồm, được chia sẻ trên mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận.

Tháng 8/2021, tại phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, một bé trai không mặc quần áo liên tục bị một nam thanh niên đấm đá, quăng quật rồi dẫm đạp lên người. Dù em bé khóc lóc van xin nhưng nam thanh niên vẫn không dừng tay. Ngày 5/8, Cơ quan CSĐT Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tạm giữ hình sự Lê Hoài Nam (SN 1992, hộ khẩu thường trú tại phường 15, quận 8, TP.HCM) để điều tra làm rõ hành vi bạo hành trẻ em liên quan đoạn clip khiến nhiều người phẫn nộ, lan truyền trên mạng xã hội tối 4/8.

Bé gái 3 tuổi bị người mẹ và dượng đánh tử vong.

Cháu T.V.B, ở xã Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai), bị chính cha đẻ bạo hành gây thương tích 15% phải nhập viện cấp cứu. Ngày 30/3/2020, bé gái N.N.M.M. (sinh năm 2017, ở huyện Đông Anh, Hà Nội) qua đời sau khi bị mẹ và cha dượng đánh đập, bạo hành liên tục trong 2 ngày.

Nghiêm trọng hơn, các em còn dễ dàng trở thành đối tượng của những kẻ ấu dâm. Theo thông tin từ cơ quan Công an huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), ngày 30/7 vừa qua, cơ quan này đã tiến hành bắt giữ đối tượng Triệu A Hai (SN 1984), tại thôn Nà Làng, xã Đồn Đạc về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó, tối 26/7, Triệu A Hai đã thực hiện hành vi đồi bại với chính con gái của mình là cháu T.T.Q (SN 2008) tại nhà riêng. Được biết, do không chịu được cảnh lười lao động, uống rượu suốt ngày của chồng nên vợ Hai đã ly hôn. Cháu Q. sống cùng bố và thường xuyên bị mắng chửi và cuối cùng bị chính người bố xâm hại. Ngày 25/1/2021, N.H.B. (12 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội) được người thân phát hiện phải sống trong cảnh bị người tình của mẹ xâm hại tình dục trong suốt 8 tháng. Mẹ của B. phát hiện vụ việc nhưng lại đánh đập con gái thay vì giải cứu.....

Bé trai 5 tuổi bị bố dượng hành hạ.

Nếu trước kia đối tượng quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em tập trung ở tuổi thanh niên, giờ đây có cả trung niên, người cao tuổi… ở nhiều thành phần trong xã hội. Nhưng đáng giật mình là trong đó có cả những người có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý trẻ em như giáo viên, bảo mẫu, cha mẹ ruột, cha dượng, mẹ kế… Những mối quan hệ thân tình đôi khi lại chính là vỏ bọc tốt để kẻ xấu dở trò đồi bại. Vì vậy mà 93% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam là người thân quen.

Mùa dịch - phụ nữ và trẻ bị bạo lực tăng từ 30 - 300%

Theo thống kê từ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, trong 6 tháng đầu năm 2021, Tổng đài đã tiếp nhận 171.019 cuộc gọi đến, trong đó có 706 ca phải hỗ trợ, can thiệp (tăng 299 ca so với cùng kỳ năm trước). Trong các ca hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em, có 362 ca bạo lực trẻ em, chiếm 51,27% (cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 167 ca, tương đương 3,36%); 122 ca xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 17,28% (tăng hơn cùng kỳ năm trước 13 ca).

Trong đó, tỷ lệ trẻ em bị bạo lực trong gia đình tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020, đây là điều đáng báo động về phương pháp giáo dục của cha mẹ/người chăm sóc đối với trẻ em. Đối với các ca bị xâm hại tình dục, có 71 ca hiếp dâm trẻ em, chiếm 58,2% (tăng 16 ca so với cùng kỳ 2020), 51 ca dâm ô trẻ em, chiếm 25,4% (tăng 21 ca so với cùng kỳ năm 2020). Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục bởi bạn bè, người quen chiếm 31,1%; bởi người thân trong gia đình vẫn tương đối cao, chiếm 23,8% (tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020).

UNICEF, UN Women và UNFPA đồng hành cùng chính phủ và các tổ chức quốc tế như Plan International, ChildFund, Save the Children, World Vision và các tổ chức khác phát động chiến dịch truyền thông “Trái Tim Xanh” nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam trong các bối cảnh khẩn cấp, kêu gọi người dân, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em cũng như các nhà hoạch địch chính sách chống lại bạo lực. Chiến dịch còn có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng – những người đang khuyếch đại tiếng nói của mình nhằm chấm dứt bạo lực.
 

Bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em, nhận định tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại đang rất báo động khi tính chất các vụ việc càng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. Theo Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em, trẻ khi ra đời đã là một công dân có đầy đủ quyền con người như bất kỳ ai, thậm chí được pháp luật đặc biệt bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho mình quyền được sử dụng vũ lực với con và nghĩ đó là cách để dạy dỗ hay có quyền xâm hại cơ thể con mình.

Phân tích về nguyên nhân gia tăng tình trạng xâm hại trẻ em, TS. Lý Văn Quyền, Giảng viên bộ môn Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm, Đại học Luật Hà Nội cho biết, thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, các biện pháp giãn cách xã hội khiến trẻ em bị cô lập và đối mặt với nhiều rủi ro, đe dọa sự an toàn. Thêm vào đó, nhận thức về pháp luật, cũng như kỹ năng sống của một bộ phận trẻ em cũng như phụ huynh còn thấp, dẫn đến gia tăng tình trạng bị xâm hại.

Do các em phải học trực tuyến, hạn chế ra ngoài trong mùa dịch nên giáo viên và các nhân viên xã hội khó có thể phát hiện ra dấu hiệu trẻ nhỏ bị ngược đãi ở nhà. Thông thường, giáo viên là những người đầu tiên phát hiện ra vết bầm tím trên người học sinh hoặc dấu hiệu các em bị bỏ đói hay đối xử tệ bạc. Tuy nhiên, hiện nay họ chỉ có thể gặp học trò qua lớp trực tuyến.

Đối với những em sống trong cảnh bị bố mẹ, người thân hành hung, ngược đãi thường xuyên, lệnh cách ly tại nhà thời gian vừa qua như một cơn ác mộng. Có thể nói, Covid-19 đã đẩy các em vào tình thế nguy hiểm.

“Phụ nữ và trẻ bị bạo lực tăng từ 30 - 300% trong mùa dịch Covid-19” - đây là thông tin được đưa ra trong Diễn đàn "Công tác xã hội trong hỗ trợ bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực giới tại cơ sở y tế và trong bối cảnh dịch Covid-19: Góc nhìn của người trong cuộc" tổ chức tháng 10/2020 tại TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn do Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đồng chủ trì phối hợp với Sở LĐ-TB&XH thành phố, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam và Tổ chức Planète Enfant et Dévelopment (PE&D). Diễn đàn là tiền đề cho việc rà soát, lập kế hoạch dự kiến, đề xuất thí điểm Mô hình dịch vụ một cửa hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới tại TP Hồ Chí Minh. Tại Việt Nam, 21 triệu trẻ em không đến trường và cách ly ở nhà trong thời gian qua. Hiện thực mới này tác động trực tiếp đến sự chăm sóc, bảo vệ và an toàn của trẻ em.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em cho biết: “Câu chuyện bị gò bó không được đi làm, suốt ngày luẩn quẩn trong gia đình không kiếm ra tiền, và việc suốt cả ngày nhìn thấy con cái có thể sinh ra rất nhiều tâm lý stress. Với các gia đình có nề nếp giáo dục từ trước đến nay thì câu chuyện bạo lực không thể xảy ra. Nhưng với những gia đình không có nề nếp từ trước sẽ xảy ra các hiện tượng này, mà lo ngại nhất vẫn là vấn đề tai nạn thương tích và vấn đề bạo lực gây ra cho trẻ nhỏ.”


PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Đại dịch Covid-19 đã gây rất nhiều tổn thất nặng nề cho các bậc cha mẹ và các bậc cha mẹ cũng đã có những sự đuối sức nhất định sau một khoảng thời gian dài. Điều này khiến cho tỷ lệ trẻ em, kể cả phụ nữ trong gia đình có nguy cơ bị bạo lực, ngược đãi tăng lên. Con số báo cáo của một số quốc gia cho thấy, sự hạn chế đi lại, cách ly xã hội, kèm theo áp lực kinh tế, xã hội, sự cô đơn, những xung đột giữa các thành viên trong gia đình đã làm cho bạo lực đối với trẻ em tăng lên từ 30% đến 300%”.

Hành lang pháp lý đã có, song để bảo vệ trẻ em trước nạn bạo hành, để các em không trở thành nơi “trút nỗi bức xúc” của người lớn, cần sự chung tay của cả cộng đồng, từ gia đình, nhà trường, đến sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, bên cạnh đó là việc tôn trọng, lắng nghe tiếng nói từ chính trẻ nhỏ.

 Hãy gọi các dịch vụ trợ giúp nếu chứng kiến trẻ bị bạo lực, xâm hại mà bạn không tự giải quyết được

• Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111

• Trình báo tới Cơ quan công an các cấp

• Ngôi nhà Bình yên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 1900.969.680

• Cơ quan LĐ-TBXH các cấp & Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc.

 Bảo Châu - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khi “điểm chuẩn” không còn… chuẩn?

Sau khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn thì đã có “cơn bão” lạm phát điểm cao chưa từng có trong lịch sử tuyển sinh ĐH, khi có ngành 30 điểm còn trượt. Với nhiều bất cập sau hai mùa tuyển sinh trong đại dịch, dư luận cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên sớm công bố phương án tuyển sinh mới phù hợp cho năm tới…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/dau-long-khi-tre-la-noi-trut-buc-xuc-cua-nguoi-lon-d167184.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com